Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tuy nhiên, hiện nay lượng rơm rạ được tận dụng chỉ khoảng 30% (khoảng 7 triệu tấn), số còn lại thường được người dân đốt hoặc ủ vùi dưới ruộng. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc cho cây lúa, gây phát thải khí nhà kính…
Làm nấm rơm 20 năm nay, anh Trần Văn Việt ở quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ cho biết, cũng có lúc khan hiếm không có nguồn rơm để ủ nấm. Thời điểm này, nhiều nông dân làm nấm như anh Việt "đứt hàng" cho thị trường vì không tìm mua được nguyên liệu rơm vì vụ thu đông mưa nhiều nên rơm ít hơn.
Theo Cục Trồng trọt, hiện mỗi năm, vùng ĐBSCL tạo ra khoảng 26 - 27 triệu tấn rơm, nhưng có đến khoảng 70% được người dân đốt hoặc vùi vào đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí metan và khí thải nhà kính.
Theo anh Việt, mặc dù làm nấm rơm vất vả nhưng bán được giá nên những nông dân như anh (không có đất sản xuất) sẽ thuê, mượn đất để trồng nấm rơm. Người trồng nấm, diện tích trồng nấm ngày càng tăng đồng nghĩa với việc tình trạng đốt đồng, bỏ rơm rạ giảm dần so với trước đây.
Mỗi năm, anh Việt trồng khoảng 10 vụ nấm, sử dụng khoảng 200 tấn rơm. Bình quân mỗi vụ trồng, anh Việt thu hoạch khoảng 700kg nấm. Với giá bán khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg, trừ chi phí, anh Việt lãi từ 5 - 20 triệu đồng/vụ.
"Không chỉ dừng lại ở bán nấm, sau mỗi vụ nấm (sử dụng khoảng 550 cuộn rơm), tôi sẽ bán số rơm mục (đã sử dụng trồng nấm) cho các nhà vườn phủ gốc cây (mai, chanh, bưởi...) với giá từ 2.500 - 3.000 đồng/cuộn. Rơm mục không sợ bị ế vì nhà vườn luôn có nhu cầu sử dụng" - anh Việt cho biết.
Nhìn thấy nhu cầu sử dụng rơm của người dân để chăn nuôi, trồng trọt tăng, năm 2020, HTX nông nghiệp Toàn Phát (huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ) đầu tư 8 máy cuốn rơm, thu mua rơm từ các cánh đồng ở Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang... cuốn thành cuộn bán.
Theo ông Nguyễn Thanh Hồng - Chủ tịch HĐQT HTX nông nghiệp Toàn Phát, mỗi năm HTX cuốn khoảng 350.000 - 500.000 cuộn rơm, số lượng này vẫn không đủ bán cho thương lái. Từ khi có máy cuốn rơm, người dân liên kết với hợp tác xã bán rơm nhiều hơn nên tình trạng đốt đồng cũng giảm.
Mỗi năm Cần Thơ sản xuất khoảng trên 1 triệu tấn lúa, tương đương với 1 triệu tấn rơm rạ; trong đó, khoảng 50% lượng rơm được tái sử dụng (trồng nấm rơm, ủ gốc cây trồng, làm thức ăn gia súc). Mặc dù, giá bán rơm không cao, chỉ khoảng 300.000 đồng/ha nhưng việc rơm được tái sử dụng đã góp phần gia tăng giá trị cây lúa, làm giảm ô nhiễm môi trường không khí, đất.
Bà Phạm Thị Minh Hiếu - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP. Cần Thơ cho biết, nếu người dân có đất trống, sau mỗi vụ lúa có thể sử dụng rơm để trồng nấm, giá trị tăng thêm nhiều hơn. 500m2 đất, nếu trồng nấm rơm, mỗi tháng thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Trồng nấm rơm cũng giải quyết được lao động nông nhàn.
Mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm rạ
Vừa qua, tại Hậu Giang, Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức buổi trao đổi công nghệ thu gom, xử lý, sử dụng rơm rạ tại vùng ĐBSCL.
Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, để dần khắc phục tình trạng nông dân đốt và vùi rơm rạ vào đồng ruộng thì giải pháp cần làm là thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm rạ.
Cụ thể là nông dân cần đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong thu gom rơm rạ để trồng nấm rơm, làm thức ăn cho bò, phân bón sinh học, nhựa sinh học và nông nghiệp đô thị. Qua đây, tận dụng, tránh lãng phí và tối ưu hóa tuần hoàn nguyên liệu từ rơm rạ, từ đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính…
Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho biết, thông qua các chuỗi sự kiện về hội thảo, công bố ban hành quy trình, sổ tay quản lý và sử dụng rơm rạ theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát thải thấp, đồng thời trình diễn công nghệ quản lý, sử dụng rơm rạ do Bộ NNPTNT phối hợp với IRRI và ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổ chức nhằm hỗ trợ khởi động cho Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh cho vùng ĐBSCL".
Cũng thông qua các chuỗi hoạt động sẽ làm cơ sở để các địa phương, doanh nghiệp, HTX, nông dân vùng ĐBSCL thực hiện tốt hơn các nguyên tắc, nội dung, quy trình thu gom, xử lý, sử dụng rơm rạ trên đồng ruộng một cách đồng bộ, phù hợp với từng địa phương. Qua đây, góp phần tăng thêm giá trị và nguồn thu nhập cho người trồng lúa trên cùng diện tích canh tác và làm giảm phát thải khí nhà kính từ trồng lúa.
Chủ tịch HĐQT IRRI – ông Cao Đức Phát cho biết, gần đây, IRRI đã phối hợp với Bộ NNPTNT và các đối tác liên quan triển khai các giải pháp công nghệ chuyển đổi lúa chất lượng cao và phát thải thấp cho Việt Nam, tổ chức các sự kiện trình diễn đồng ruộng về cơ giới hóa gieo sạ chính xác, các công nghệ và thiết bị hỗ trợ nông nghiệp tuần hoàn như cơ giới hóa thu gom rơm khô và rơm ướt, sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm.
Thông qua các hoạt động này, IRRI thực hiện cam kết đồng hành và hỗ trợ Bộ NNPTNT trong việc tham vấn và thực hiện Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL".
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cho biết, tỉnh chung tay thực hiện đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2030, toàn bộ rơm (không kể rạ) trên các cánh đồng lúa của tỉnh Hậu Giang sản xuất chế biến các sản phẩm xanh, sản phẩm có giá trị cao và giảm phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.