Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đó là một trong những mục tiêu tâm dịch Bắc Giang đặt ra trong Kế hoạch tiêu thụ vải thiều trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất vải thiều, trong suốt thời gian thu hoạch, tiêu thụ vải, bắt đầu từ 20/5/2021.
Để đạt được mục tiêu này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đề nghị UBND huyện Tân Yên thành lập các tổ chốt, trạm tại các tuyến đường, cửa ngõ ra vào vùng vải tập trung của huyện.
Khẩn trương lập danh sách, khoanh vùng và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 với toàn bộ công nhân trên địa bàn huyện đi làm tại các khu công nghiệp; tầm soát đối với các trường hợp là F1 đưa về khu cách ly tập trung của tỉnh, đảm bảo không có trường hợp F1 ở khu vực các vùng vải tập trung.
Ông Phan Thế Tuấn cũng yêu cầu huyện Lục Ngạn thành lập các tổ chốt, trạm tại các tuyến đường chính giáp ranh với các huyện Lục Nam, Sơn Động (Bắc Giang), Đình Lập, Hữu Lũng (Lạng Sơn) để kiểm soát công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo không có trường hợp F1 trên địa bàn huyện; ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 cho người dân vùng có vải.
Huyện Lục Ngạn, Tân Yên nhanh chóng phối hợp với Sở NNPTNT, Sở Y tế lập hồ sơ và tổ chức xác nhận an toàn dịch bệnh đối với các hộ, mã số vùng trồng vải; các cơ sở đóng gói vải thiều trên địa bàn.
Nghiên cứu, có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy đầu tư các lò sấy vải thiều trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
UBND tỉnh Bắc Giang cũng yêu cầu Sở NNPTNT phối hợp, hướng dẫn UBND huyện Lục Ngạn, Tân Yên và các huyện có vùng trồng vải xây dựng phương án thu hoạch, đóng gói vải thiều đáp ứng các điều kiện, yêu cầu để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước; có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm với các thông tin về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo rõ ràng, an toàn dịch Covid-19.
Đối với công tác tiêu thụ vải thiều, UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị Sở Công Thương là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ vải thiều trên địa bàn tỉnh được thuận lợi, phù hợp với diễn biến, tình hình dịch Covid-19.
Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn chủ động trao đổi, làm việc với Tham tan Kinh tế - Thương mại Trung Quốc tại Việt Nam; Tổng lãnh sự quán, Thương vụ Việt Nam tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây và Thương vụ Việt Nam tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc để hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện, kịp thời cho thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh, sang khảo sát, đàm phán thu mua vải thiều tại Bắc Giang trong thời gian sớm nhất.
"Đặc biệt, tập trung cao cho hình thức tiêu thụ, chào bán sản phẩm vải thiều trên các sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng online; các trang hội nhóm facebook; phối hợp với các sàn thương mại điện tử kết nối với các chuỗi cung ứng, đảm bảo hệ thống hậu cần như vận chuyển, kho lạnh, đóng gói để đưa sản phẩm vải thiều đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng" - ông Phan Thế Tuấn khẳng định.
UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu UBND huyện Lục Ngạn phối hợp với Sở Công Thương liên hệ chặt chẽ với các cơ quan thuộc Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành liên quan để thực hiện các thủ tục, sớm cho thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh, sang giám sát, thu mua vải thiều trên 7 cơ sở thực hiện đầy đủ, an toàn các quy định về phòng, chống dịch.
Xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức đón, bố trí địa điểm cách ly và tổ chức quản lý các thương nhân Trung Quốc đến thu mua tiêu thụ vải thiều trên địa bàn huyện đảm bảo đúng quy định.
UBND huyện Tân Yên phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, Sở NNPTNT, Công ty TNHH Chánh Thu, Công ty Ameii, Công ty cổ phần XNK thực phẩm Toàn Cầu chuẩn bị tốt các điều kiện, nội dung, tổ chức thành công Lễ xuất vải sớm sang Nhật Bản vào ngày 26/5/2021.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm giúp đỡ chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho phép các xe vận chuyển các sản phẩm nông sản của Bắc Giang được lưu thông, tiêu thụ trên địa bàn; giúp đỡ các thủ tục liên quan đến việc thông thương hàng hóa qua cửa khẩu thuận lợi, nhanh chóng.
UBND tỉnh Bắc Giang cam kết những sản phẩm của tỉnh chuyển đi tiêu thụ bảo đảm an toàn dịch bệnh (có giấy chứng nhận: Xe vận chuyển được khử khuẩn, lái xe và người giao hàng được xét nghiệm an toàn, khỏe mạnh).
UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành T.Ư hỗ trợ tỉnh Bắc Giang trong việc kết nối, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.
Chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp, kênh phân phối, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối tại các tỉnh, thành phố tích cực tham gia tiêu thụ nông sản của Bắc Giang.
Sở Y tế có kế hoạch ưu tiên phân bổ vaccine tiêm phòng Covid-19 (nếu được Trung ương cấp) và phân bổ hỗ trợ hóa chất khử trùng cho các huyện Tân Yên, Lục Ngạn để đảm bảo các điều kiện phục vụ tiêu thụ vải thiều thuận lợi.
UBND tỉnh Bắc Giang cũng yêu cầu UBND các huyện vùng trồng vải thiều triển khai tổ chức ký cam kết đối với tất cả các điểm cân trên địa bàn về việc “không trừ lùi đầu cân”; UBND xã, thị trấn và lực lượng quản lý thị trường công khai số điện thoại đường dây nóng để người dân liên hệ khi phát hiện các hành vi gian lận tại các điểm thu mua vải thiều...
Trước đó, tỉnh Bắc Giang cũng chủ động xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều.
Kịch bản 1, nếu dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, vải thiều được tiêu thụ tương đối thuận lợi, sản lượng vải thiều được tiêu thụ 50% trong nước, khoảng 90.000 tấn; 50% xuất khẩu, khoảng 90.000 tấn.
Kịch bản 2, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát, sản lượng vải thiều được tiêu thụ 70% trong nước, khoảng 130.000 tấn; 30% xuất khẩu, khoảng 50.000 tấn.
Kịch bản 3: Dịch Covid 19 ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu nhỏ giọt, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa. Tỉnh sẽ tập trung mọi nguồn lực, cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc hỗ trợ, giúp người dân từ công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều.
Sản lượng vải thiều chủ yếu được tiêu thụ trong nước, chiếm 90%, khoảng 160.000 tấn; xuất khẩu 10%, khoảng 20.000 tấn.
Tỉnh sẽ tăng cường khuyến cáo người dân thu hoạch rải vụ, nơi nào có quả vải chín trước cần tập trung thu hoạch, tiêu thụ sớm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.