"Tân Anh hùng xạ điêu" 2017 mất điểm vì quá... điêu

Long Hy (Sina, Ifeng) Thứ tư, ngày 18/01/2017 05:55 AM (GMT+7)
Cảnh phim cưỡi ngựa của nhân vật Quách Tĩnh không khác phim hoạt hình.
Bình luận 0

Phiên bản mới Tân Anh hùng xạ điêu ngay từ khi mới công chiếu (9.1.2017) đã nhận được những phản ứng tích cực từ đông đảo người xem.

Trên trang chuyên đánh giá phim ảnh nổi tiếng của Trung Quốc là Douban, đã chấm số điểm cao 7,9/10 cho một tác phẩm chuyển thể của Kim Dung.

img

Poster Tân Anh hùng xạ điêu.

Điều đáng chú ý là điểm số trên được dành cho những cố gắng của dàn diễn viên phụ bởi những tập đầu nhân vật chính là Quách Tĩnh của nam diễn viên trẻ Dương Húc Văn vẫn chưa xuất hiện.

Thế nhưng, ngay khi những cảnh phim xuất hiện nhân vật này, sự ưu ái của khán giả dành cho bộ phim lại theo chiều hướng ngược lại.

Cụ thể, từ phần tạo hình không đúng so với bối cảnh lịch sử của nhân vật Quách Tĩnh đã khiến người xem cảm thấy... chướng mắt. Đó là kiểu tóc của nhân vật, khá xa lạ so với người Mông Cổ và người Hán cách đây mấy trăm năm.

img

"Nhất tiễn hạ song tiêu" bị ví như phim hoạt họa.

Ngoài ra, màn "nhất tiễn hạ song điêu" của Quách Tĩnh trong cảnh phim gần đây nhất có sử dụng kỹ xảo "5 xu" càng khiến người hâm mộ tỏ ra thất vọng.

Theo đó, màn đứng trên lưng ngựa bắn tên của Quách Tĩnh được cư dân mạng Trung Quốc nhận xét là làm ẩu và qua quýt.

Đáng bàn hơn, trước đó Dương Húc Văn từng tuyên bố anh là người tự thực hiện các cảnh quay khó và mạo hiểm và không nhờ cậy đến cascadeur (diễn viên đóng thế).

Toàn bộ cảnh "nhất tiễn hạ song điêu" điêu nhất của phim.

Tuy vậy, trong cảnh hành động đầu tiên của anh đã có sự góp sức của diễn viên đóng thế. Những khán giả tinh mắt đã kịp phát hiện ra màn phi ngựa cho cảnh "nhất tiễn song điêu" của Dương thấp thoáng có gương mặt của diễn viên đóng thế.

Chính điều này khiến Dương Húc Văn bị chỉ trích là "thần điêu đại hiệp", "nổ banh xác" hay "không thật lòng".

img

"Nhất tiễn hạ song điêu" hoàn hảo phiên bản Hồ Ca.

Thậm chí, cảnh "nhất tiễn hạ song điêu" của Dương tuy dùng kỹ xảo vi tính nhưng bị người xem "đập tơi tả" vì thiếu tự nhiên và giả tạo không khác cảnh trong một bộ phim hoạt họa, xứng đáng bị cho là dùng kỹ xảo "5 xu".

Chưa dừng lại ở đó, người hâm mộ còn so sánh cảnh quay này với các phiên bản trước đó như của Huỳnh Nhật Hoa năm 1983, Huỳnh Văn Hào năm 1994 hay của Trương Trí Lâm năm 1994, của Lý Á Bằng (2003) và Hồ Ca (2008) thời gian gần đây, cho dù kỹ xảo điện ảnh thời gian đó không thể bằng hiện tại.

img

Cảnh nhân vật ngã xuống núi được nhận xét là trông không thật.

img

Cảnh chú chim ưng đang bay lượn trên bầu trời tuyết cũng đều là giả do kỹ thuật hậu kì chưa tốt của khiến khán giả có cảm giác gượng gạo.

Cũng chỉ vì những “hạt sạn” không đáng có nói trên khiến trang giải trí Sina của Trung Quốc nhận xét một cách chua chát: "Tân Anh hùng xạ điêu "xách dép" cho phiên bản của Hồ Ca và Lý Á Bằng, chỉ ngang hàng với các bản của TVB thập niên 80 và 90. Một quá trình tụt lùi về kỹ xảo".

Trong khi trang Ifeng nhận định trong bối cảnh nhiều phim kiếm hiệp tái dựng sơ sài và làm hỏng tác phẩm kinh điển, phiên bản phim võ hiệp Kim Dung mới như hạc lập kê quần (hạc giữa bầy gà).

img

Quách Tĩnh luyện võ công.

Thực tế, số điểm dành cho Tân Anh hùng xạ điêu trên Douban cũng kém hơn hẳn so với hai phiên bản kinh điển của TVB năm 1983 và 1994 và nhỉnh hơn phiên bản của Lý Á Bằng với điểm 6,4/10.

Nhiều người hâm mộ hy vọng bộ phim với sự góp mặt của dàn diễn viên trẻ đẹp và triển vọng, sẽ giúp phiên bản mới có những đột phá về sau và tránh được những hạt sạn không mong muốn.

Vẫn xuất hiện những lời nhận xét tích cực và đầy mong đợi của nhiều người xem dành cho Tân Anh hùng xạ điêu.

"Kể từ phiên bản 1983 của Huỳnh Nhật Hoa và Ông Mỹ Linh, đây là phiên bản tôi cảm thấy khá ưng ý trong bối cảnh phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Kim Dung bị cải biến và làm lại rầm rộ, trong khi bản này gần gũi với nguyên tác hơn cả", ý kiến một khán giả trên Douban và chấm 5 sao/5 sao cho bộ phim.

img

Một cảnh võ thuật trong phim.

Trang China nhận xét, phim dẫn dắt người xem vào thế giới võ hiệp một cách trực quan và tự nhiên. Chất võ hiệp Kim Dung cũng được tái hiện sinh động, đúng với tinh thần tiểu thuyết.

"Nhịp dựng nhanh nhưng tạo được không gian câu chuyện. Nghĩ tới hai huynh đệ Quách Tĩnh, Dương Khang bỗng chốc gặp phải biến cố đau đớn, tôi cảm nhận rõ đây là thế giới giang hồ. Đó mới thực là cái vị của võ hiệp", một độc giả bày tỏ.

Tân Anh hùng xạ điêu được nhóm biên kịch cải biên hợp lý, tạo nên cốt truyện rành mạch. Những chi tiết đắt giá trong truyện như đấu võ ở chùa Pháp Hoa, mẹ Quách Tĩnh lưu lạc tại Mông Cổ... được xây dựng đậm nét, làm mạch phim không bị cắt xén.

img

Cảnh quay sử dụng fly cam hoành tráng.

Hiện tại, sự xuất hiện của Tân anh hùng xạ điêu 2017 được đông đảo khán giả đón nhận, nhờ sự đầu tư tỉ mỉ, tôn trọng nguyên tác.

Đoàn phim còn sử dụng fly cam để tạo nên những cảnh quay hoàng tráng. Trang Sina cho biết, đằng sau những cảnh quay mãn nhãn đó là sự chuẩn bị tỉ mỉ của êkíp thực hiện. Đoàn phim đã mất hơn hai tháng để dựng cảnh.

Tân Anh hùng xạ điêu/Legend of the Condor Heroes (2017) của đài Đông Phương được đầu tư gần 200 triệu nhân dân tệ (khoảng 29 triệu USD).

img

Dàn diễn viên trẻ đẹp.

Phim quy tụ dàn diễn viên trẻ đẹp của làng điện ảnh Hoa ngữ như Dương Húc Văn vai Quách Tĩnh, Lý Nhất Đồng vai Hoàng DUng, Trần Tinh Húc (Dương Khang), Mạnh Tử Nghĩa (Mục Niệm Từ).

Đặc biệt nhiều ngôi sao gạo cội cũng tham gia như Miêu Kiều Vỹ vai Hoàng Dược Sư, Lã Lương Vỹ vai Nhất Đăng đại sư, Hàn Đống (Vương Trùng Dương), Thiệu Binh (Quách Khiếu Thiên), Lý Tông Hàn (Dương Thiết Tâm), Triệu Lập Tân (Hồng Thất Công)...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem