Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 15/3 vừa qua, TAND tối cao đã ban hành Kế hoạch 49/KH-TANDTC về việc triển khai áp dụng phần mềm Trợ lý ảo cho Thẩm phán.
Kế hoạch nêu rõ yêu cầu: Triển khai áp dụng thống nhất phần mềm trợ lý ảo cho Thẩm phán trong hệ thống Tòa án; Bảo đảm 100% các thẩm phán trong hệ thống Tòa án sử dụng phần mềm Trợ lý ảo phục vụ công tác chuyên môn ngay sau khi được tập huấn hướng dẫn sử dụng; Các thẩm phán tham gia tích cực vào việc huấn luyện, cung cấp và làm giàu trí thức cho phần mềm Trợ lý ảo thông qua quá trình sử dụng và đưa ra các ý kiến góp ý.
Toà án sẽ sử dụng trợ lý ảo để giúp việc cho thẩm phán. (Ảnh minh họa)
Theo Viettel - đơn vị phát triển phần mềm trợ lý ảo, việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống Trợ lý ảo được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Năm 2021, Trợ lý ảo được xây dựng phù hợp với tính chất, đặc thù của toà án, hoàn thiện phần cơ sở dữ liệu pháp luật theo hướng đến các bộ luật để xây dựng, hình thành kênh tri thức, đáp ứng nhu cầu về tra cứu thông tin như: chỉ dẫn pháp luật, tra cứu văn bản pháp luật, hỏi đáp về án lệ…
Giải đoạn 2 thực hiện trong năm 2022 sẽ tiếp tục hoàn thiện, bổ sung tri thức, huấn luyện Trợ lý ảo, đưa ra cả hướng dẫn pháp luật cho các tình huống pháp lý cụ thể, hỗ trợ thẩm phán lập kế hoạch xét xử vụ án và xây dựng sơ đồ tư duy để giải quyết từng loại vụ án, hỗ trợ cán bộ hành chính tư pháp, tiếp nhận, phân loại, xử lý hồ sơ trực tuyến…
Giai đoạn 3, từ năm 2023 đến 2030, Trợ lý ảo sẽ được phát triển tính năng tự động phân tích, giám định thư pháp dựa vào thông tin của vụ án. Theo đó, căn cứ từ giai đoạn tố tụng, hệ thống đưa ra các cảnh báo, nhắc việc, hỗ trợ Thẩm phán xây dựng các văn bản tố tụng; tập hợp, quản lý hồ sơ các vụ án điện tử.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.