Tăng chất lượng vải thiều Lục Ngạn nhờ công thức bón phân hữu cơ vi sinh

Kim Duyên Thứ tư, ngày 06/07/2022 09:26 AM (GMT+7)
Tỉ lệ rụng quả giảm; trọng lượng quả tăng; màu sắc quả đẹp, sáng là kết quả đánh giá tổng kết mô hình trình diễn phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho cây vải thiều tại vườn vải của gia đình anh Lùng Văn Páo (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).
Bình luận 0

Nhiều năm qua, tỉnh Bắc Giang tự hào là tỉnh có diện tích cây ăn quả chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên, đa dạng như cây ăn quả, lúa, cam, chè,… Đặc biệt, cây thương hiệu của vùng Lục Ngạn là vải thiều có chất lượng đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.

Tăng chất lượng vải thiều Lục Ngạn nhờ công thức bón phân hữu cơ vi sinh - Ảnh 1.

Trong mô hình mỗi cây vải đều được gắn số. Chất lượng 120 cây vải tại mô hình có chất lượng đồng đều. Ảnh: Kim Duyên

Vì thế, nhu cầu của bà con nông dân về một loại phân bón phù hợp với giống cây này ngày trở nên cấp thiết hơn. Nắm bắt được tình hình đó, vụ vải 2021 – 2022, Tổng Công ty Sông Gianh cùng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Giang phối hợp thực hiện mô hình trình diễn sử dụng phân bón Sông Gianh cho cây vải thiều tại huyện Lục Ngạn, nhằm đánh giá hiệu quả quá trình sử dụng phân bón hữu cơ GA-50; NPK Hà Gianh 20-20-15+TE; và NPK Hà Gianh 16-16-16+TE  đối với cây vải thiều.

Với diện tích hơn 6.000m2, anh Lùng Văn Páo (thôn Muối, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) mạnh dạn sản xuất vải thiều theo mô hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh của Công ty Sông Gianh cho 120 gốc vải.

Được cán bộ bộ kỹ thuật của Tổng Công ty Sông Gianh, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Giang hướng dẫn, cộng với kinh nghiệm lâu năm của mình, sau hơn 1 năm (từ tháng 4/2021 đến tháng 6/2022), mô hình sản xuất vải của gia đình anh Páo đã đạt được những kết quả rất khả quan.

Tăng chất lượng vải thiều Lục Ngạn nhờ công thức bón phân hữu cơ vi sinh - Ảnh 2.

Trong thời gian thí điểm, cán bộ Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Giang luôn thường theo dõi, đánh giá sự phát triển, thay đổi của cây. Ảnh: Kim Duyên

"Sử dụng một nửa diện tích trồng vải của gia đình để làm mô hình, sau 1 năm thực hiện chăm sóc bằng phân bón Sông Gianh những cây vải ở đây rất xanh tốt; đất tơi xốp hơn, cây phục hồi nhanh, kể cả nắng hạn kéo dài. Đặc biệt, diện tích cây vải thực hiện mô hình cho năng suất cao hơn, chất lượng quả ổn định: vỏ đẹp, sáng hồng;… chi phí giảm đáng kể so với chăm sóc truyền thống", anh Páo bộc bạch.

Nhận xét kết quả tại Hội nghị tổng kết mô hình trình diễn phân bón sông Gianh đối với cây vải, ông Đặng Văn Tặng – Chi cục trưởng Chi cục Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Giang cho biết: Trong qua trình sử dụng phân bón GA-50; NPK Hà Gianh 20-20-15+TE; và NPK Hà Gianh 16-16-16+TE , sâu bệnh gây hại cho cây vải tại các giai đoạn giảm, cây sinh trưởng, phát triển, có sức chống chịu với sâu bệnh tốt.

Trong cùng điều kiện về giống vải, độ tuổi cây, chất đất, thời tiết tỉ lệ rụng quả sinh lý của cây vải bón phân hữu cơ GA-50 thấp hơn 6,6% so với những cây sử dụng phân bón vô cơ khác. Ngoài ra, quả vải tại mô hình cũng có độ sáng đẹp hơn; trọng lượng của quả tăng 7,6%. Vì vậy, năng xuất quả tăng 14,3%.

Tăng chất lượng vải thiều Lục Ngạn nhờ công thức bón phân hữu cơ vi sinh - Ảnh 3.

Chi cục trưởng Chi cục Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Giang và Tổng Giám đốc Công ty Sông Gianh tham gia, đánh giá mô hình trình diễn. Ảnh: Kim Duyên

Ông Nguyễn Đức Tứ – Chủ tịch UBND xã Giáp Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) cũng cho biết thêm: "Địa phương đã triển khai nhiều mô hình trồng vải sử dụng phân bón hữu cơ Sông Gianh trên địa bàn thôn Chão, các mô hình đều cho kết quả rất tốt. Có thể khẳng định phân bón của Công ty Sông Gianh đã cải thiện lại chất lượng, cải tạo độ phì nhiêu đất".

Với đặc thù đất frarit của Lục Ngạn ít chất hữu cơ, cùng thói quen sử dụng phân vô cơ của người dân, làm đất càng chai cứng. khô cằn. Tại buổi tổng kết mô hình, ông Tặng cũng đề nghị Tổng Công ty Sông Gianh tiếp tục đồng hành, sát cánh cùng người dân, cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng, tư vấn kỹ thuật chăm bón đúng cách cho bà con để vừa tăng năng xuất, chất lượng quả vừa có thể cải tạo đất bảo vệ môi trường.

Tăng chất lượng vải thiều Lục Ngạn nhờ công thức bón phân hữu cơ vi sinh - Ảnh 4.

Mô hình sản xuất vải của gia đình anh Páo, được cán bộ bộ kỹ thuật của Tổng Công ty Sông Gianh hướng dẫn chăm sóc cụ thể theo từng giai đoạn. Ảnh: Kim Duyên

Ông Nguyễn Đình Lực – Tổng Giám đốc Công ty Sông Gianh khẳng định: Công ty Sông Gianh luôn chú trọng sản xuất và phát triển các loại phân bón hữu cơ vi sinh với những chủng men vi sinh vật giúp cải tạo đất tơi xốp. Đồng thời việc tổ chức các mô hình trình diễn là một trong những hình thức công ty triển khai để bà con nông dân thấy được tác dụng của phân bón hữu cơ vi sinh đối với cây trồng và môi trường.

"Với những kết quả đã được khẳng định, thời gian tới, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục phổ biến tới bà con các loại phân hữu cơ đạt hiệu quả cao để tăng năng xuất, cải thiện chất lương vải thiều Lục Ngạn. Qua đó, sẽ góp phần cải tạo đất và cân bằng sinh thái trong đất" - ông Đặng Văn Tặng cho biết thêm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem