Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: "Năm 2023, lĩnh vực phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả tích cực. Toàn tỉnh hiện có 541 hợp tác xã nông nghiệp (trong đó có khoảng 11 hợp tác xã ngừng hoạt động) và 1 Liên hiệp hợp tác xã.
Số lượng hợp tác xã được thành lập mới ngày càng tăng, nhất là lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn. Trong xu thế phát triển mới, hợp tác xã nông nghiệp đẩy mạnh sản xuất, liên kết chuỗi giá trị để gia tăng sản lượng, năng suất, giảm chi phí đầu vào, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm".
Thời gian qua, các hợp tác xã, tổ hợp tác tăng về số lượng và giá trị các dịch vụ cung ứng cho thành viên, tạo việc làm cho thành viên và người lao động, đóng góp tích cực trong Chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, nhiều hợp tác xã đã thực hiện chuyển đổi số làm thay đổi phương thức quản trị truyền thống, nâng cao chất lượng lẫn hiệu quả hoạt động.
Ông Võ Tấn Sanh – Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Đào (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cho hay: "Hoạt động theo hướng hợp tác xã kiểu mới, Hợp tác xã nông nghiệp Bình Đào tập trung củng cố bộ máy quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc công nghệ, mở rộng các dịch vụ sản xuất kinh doanh. Từ năm 2016 đến năm 2022, hợp tác xã là đơn vị đầu tiên của tỉnh Quảng Nam thực hiện tích tụ ruộng đất với diện tích 85ha.
Các dự án liên kết sản xuất đã góp phần tiêu thụ sản phẩm, gia tăng giá trị thu nhập cho nông dân và hợp tác xã từ 1,3-1,5 lần. Bình quân mỗi năm, hợp tác xã đạt doanh thu gần 4 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 53 lao động thường xuyên và 30 lao động thời vụ với mức lương từ 4,5-5 triệu đồng/người/tháng...".
Hiện nay, tỉnh Quảng Nam có gần 300 hợp tác xã nông nghiệp tham gia hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 118 hợp tác xã, tổ hợp tác là chủ thể sản phẩm OCOP của tỉnh đạt từ 3-4 sao; hơn 80 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và kinh doanh.
Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành của hợp tác xã từng bước được củng cố và lớn mạnh. Các hợp tác xã ngày càng linh hoạt, nhạy bén trong sản xuất kinh doanh, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm của địa phương.
Mặc dù có nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng sự phát triển của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến bị thua lỗ, giảm sản lượng, quy mô.
Nhiều hợp tác xã chưa chú trọng xây dựng liên kết chuỗi giá trị, sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa gắn được với thị trường, thiếu vốn sản xuất, kinh doanh; Luật hợp tác xã năm 2023 ban hành có hiệu lực từ tháng 7/2024 có nhiều nội dung mới, các hợp tác xã cần chuyển đổi, thực hiện phù hợp; sự phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị ở nhiều địa phương chưa được đồng bộ, kịp thời....
Ông Bửu cho hay: "Để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp thời gian đến; UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt các nội dung được đề ra".
Đối với chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật hợp tác xã năm 2023 kèm với các văn bản hướng dẫn thi hành cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn; kiểm tra, hướng dẫn các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động đúng theo Luật định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn triển khai Luật hợp tác xã năm 2023 và các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tập thể trên 3 lĩnh vực nông nghiệp; nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động cho cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, góp phần thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu phân bổ, bố trí nguồn vốn thực hiện các Chương trình, cơ chế trong lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp....
Vui lòng nhập nội dung bình luận.