Tăng số mặt hàng cần bình ổn giá

Thứ sáu, ngày 04/06/2010 07:22 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Bộ Tài chính vừa đưa ra dự thảo thông tư về quản lý và bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu. Trong đó có xi măng, sắt thép, phân bón, đường, sữa, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, gạo, dầu ăn, xăng, thịt, trứng...
Bình luận 0
img
Trứng sẽ là mặt hàng được đưa vào diện bình ổn giá.

Theo dự thảo thông tư này, các doanh nghiệp sẽ phải trình phương án giá, đăng ký giá, kê khai giá hàng hoá, dịch vụ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, doanh nghiệp phải báo cáo chi phí sản xuất và các yếu tố hình thành giá, giá thành, giá bán... S

ố lượng mặt hàng đưa vào bình ổn giá cũng tăng lên đáng kể, trong đó có xi măng, sắt thép, khí hoá lỏng, phân bón, đường, sữa, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, cước vận tải, gạo, dầu ăn, xăng, thịt, trứng... và hàng hoá thiết yếu khác thuộc danh mục bình ổn giá đăng ký tại địa phương...

Ông Alain Cany - Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu (Eurocham) bày tỏ: Dự thảo thông tư mà Bộ Tài chính đề xuất về bình ổn giá nếu thực hiện sẽ bao gồm nhiều loại thuộc diện bình ổn giá lại không phải là mặt hàng thiết yếu.

Ngoài ra, theo ông Cany, nếu áp đặt một mức giá trần bắt buộc, các doanh nghiệp sẽ không cung cấp hàng hoá ra thị trường. Điều này có thể sẽ dẫn đến sự thiếu hụt hàng hoá hoặc hàng hoá bị bán ra “chợ đen” với mức giá cao hơn và hệ quả là kiểm soát giá thông qua các biện pháp hành chính không có tác dụng.

Ông Cany cho biết, kinh nghiệm cho thấy “mệnh lệnh và kiểm soát” là các biện pháp kinh tế không khả thi đối với giá cả hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Các cơ quan chức năng khó có thể “điều hành” được chi phí và giá cả cho hàng chục ngàn sản phẩm các loại. Chưa kể sẽ có hiện tượng xin-cho và “làm giá” giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước đi kiểm tra.

Ông Jocelyn Trần - Chủ tịch Phòng thương mại Mỹ (Amcham) cũng thông báo, các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam rất lo lắng về bản dự thảo thông tư này.

“Thông tư này nếu được thực hiện sẽ tạo ra những gánh nặng mới về thủ tục hành chính và chi phí đối với các doanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi sản xuất và phân phối của nhiều loại sản phẩm. Thông tư cũng buộc các doanh nghiệp phải tiết lộ những điều được coi là bí mật doanh nghiệp” - ông Trần nói.

Theo ông Trần, thay vì quản lý nhà nước về giá cả theo kiểu hành chính, Chính phủ nên quan tâm đến việc tự do hoá chuỗi cung cấp đối với việc phân phối sản phẩm nhằm làm cho việc phân phối này đạt hiệu quả cao hơn để giúp cho hàng hoá dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem