-
"Quản ngân khố quốc gia thế nào?" là câu hỏi ai cũng muốn có câu trả lời, nhất là trong bối cảnh nợ công ngày càng cao. Cụ thể, giai đoạn 2011 -2015, nợ công tăng bình quân mỗi năm là 18,4%. Đến 2016 tăng 15% và 2017 là 9%. Điều đáng nói, trong cơ cấu ngân sách, chi thường xuyên bao giờ cũng chiếm tỷ lệ chính, ví như năm 2018 chiếm 72,8%.
-
Câu chuyện quản lý thu chi ngân sách luôn là vấn đề được dư luận quan tâm và là bài toán đau đầu của Bộ Tài chính. Đặc biệt trong thời gian gần đây, mỗi lần công bố con số nợ công, theo tính toán, tăng thêm khoảng 300.000 tỷ đồng/năm và cùng với đó là những đề xuất tăng thuế gây tranh cãi của Bộ Tài chính.
-
Tăng thuế VAT từ 10% lên 12% không ảnh hưởng nhiều tới người nghèo, tăng khung thuế môi trường xăng dầu để bảo vệ lợi ích quốc gia, áp thuế TTĐB với nước ngọt vì 25% dân số trưởng thành béo phì là những lí giải được Bộ Tài chính đưa ra trong những lần đề xuất sửa đổi, bổ sung các Luật thuế Bảo vệ môi trường, Giá trị gia tăng hay Tiêu thụ đặc biệt trong vòng gần 1 năm qua.
-
Đề xuất nâng mức thuế BVMT lên kịch khung với xăng, dầu và một số loại nhiên liệu khác của Bộ Tài chính được các chuyên gia đánh giá sẽ gây rất nhiều tác động và hệ lụy tới đời sống người dân, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
-
Dù dự thảo tăng thuế BVMT của Bộ Tài chính còn chưa trình Chính phủ, song ông Phan Thế Ruệ - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết phía Hiệp hội đã nhiều lần gửi đề xuất Chính phủ xem xét điều chỉnh tăng các sắc thuế nội địa của sản phẩm xăng dầu.
-
Nếu tăng thuế BVMT với xăng dầu lên mức 8.000 đồng/lít, gánh nặng chi phí sẽ đổ lên vai người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Thậm chí, cả nền kinh tế.
-
“Chỉ cần tăng thêm 1.000 đồng/lít tiền thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, ngân sách Nhà nước đã có thêm hàng chục nghìn tỷ đồng. Nếu tăng lên tối đa là 8.000 đồng/lít, số tiền thu về cho ngân sách Nhà nước rất lớn” – ông Phan Thế Ruệ - Chủ tịch Hiệp Hội Xăng Dầu Việt Nam chia sẻ.
-
So sánh giá xăng tại Việt Nam rẻ hơn các nước là không chính xác, quá khập khiễng.