• "Quản ngân khố quốc gia thế nào?" là câu hỏi ai cũng muốn có câu trả lời, nhất là trong bối cảnh nợ công ngày càng cao. Cụ thể, giai đoạn 2011 -2015, nợ công tăng bình quân mỗi năm là 18,4%. Đến 2016 tăng 15% và 2017 là 9%. Điều đáng nói, trong cơ cấu ngân sách, chi thường xuyên bao giờ cũng chiếm tỷ lệ chính, ví như năm 2018 chiếm 72,8%.
  • Câu chuyện quản lý thu chi ngân sách luôn là vấn đề được dư luận quan tâm và là bài toán đau đầu của Bộ Tài chính. Đặc biệt trong thời gian gần đây, mỗi lần công bố con số nợ công, theo tính toán, tăng thêm khoảng 300.000 tỷ đồng/năm và cùng với đó là những đề xuất tăng thuế gây tranh cãi của Bộ Tài chính.
  • “Thuế nhà theo phương án Bộ Tài chính tính toán, với mức đánh thuế trên 700 triệu dự kiến cả nước thu được 2.900 tỷ, nếu lấy ngưỡng là 1 tỷ thì số thu còn có 1.500 tỷ thôi. Tôi bảo với mọi người số thu 1.500 tỷ đồng của sắc thuế này chỉ bằng một phần bao nhiêu của số nợ đọng thuế 70.000 tỷ đồng” Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.
  • Khi tăng thuế VAT thêm 1,2 lần ở mỗi hàng hoá, như hàng hoá đang có mức thuế 5% sẽ tăng lên hơn 6%, 10% sẽ tăng lên 12%... tỷ lệ chi tiêu bình quân giảm đi 0,89%, tỷ lệ nghèo tăng lên 0,26 điểm %, tương ứng với khoảng 240.000 người nghèo tăng lên.
  • “Riêng với những người nợ thuế đã mất, tôi kiến nghị cần rà soát và xác định rõ người nợ thuế nào đã mất song người thừa kế vẫn phải nộp. Bởi theo quy định của Luật Thừa kế, không phải chết là hết nghĩa vụ, không có nghĩa là chết mà chúng ta hoàn toàn xóa khoản nợ. Đây không chỉ là tiền ngân tiền ngân sách Nhà nước mà là một vấn đề mang tính kỷ luật rất cao” ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nói.
  • Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ Tài chính cho rằng nếu duy trì thuế suất thuế giá trị gia tăng thấp sẽ mang lại lợi ích cho người giàu nhiều hơn người nghèo vì 20% hộ gia đình nghèo nhất chỉ trả khoảng 9% tổng số thu thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, chuyên gia từng cho rằng việc tăng thuế là đánh mạnh vào túi tiền của dân nghèo
  • “Nhà đầu tư và người dân luôn mong muốn có môi trường kinh doanh ổn định. Việc sửa đổi, bổ sung 6 Luật thuế lần này làm cho nhà đầu tư và người dân sẽ băn khoăn liệu sau kỳ sửa đổi, bổ sung lần này thì chính sách thuế này sẽ tồn tại trong bao lâu nữa?”, PGS. TS Ngô Trí Long nhận xét.
  • Tăng thuế VAT từ 10% lên 12% không ảnh hưởng nhiều tới người nghèo, tăng khung thuế môi trường xăng dầu để bảo vệ lợi ích quốc gia, áp thuế TTĐB với nước ngọt vì 25% dân số trưởng thành béo phì là những lí giải được Bộ Tài chính đưa ra trong những lần đề xuất sửa đổi, bổ sung các Luật thuế Bảo vệ môi trường, Giá trị gia tăng hay Tiêu thụ đặc biệt trong vòng gần 1 năm qua.
  • Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Tài chính nên giữ nguyên mức thuế xuất thuế GTGT (VAT) như cũ, không tăng trong 5 năm đầu kể từ khi Luật này có hiệu lực. Sau đó, áp dụng mức thuế suất 6% và 12% như đề xuất trong dự thảo kể từ năm thứ 6 trở đi nhằm tránh ảnh hưởng đến an sinh xã hội và đảm bảo ý nghĩa của việc Chính phủ tăng lương tối thiểu hàng năm cho người lao động.
  • Bộ Tài chính đã đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên 12% áp dụng từ ngày 1/1/2019. Lo ngại tăng thuế sẽ ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ đầu tư - sản xuất và lưu thông mà cuối cùng là hàng triệu người dân bị tác động, nhiều bộ, ngành, hiệp hội, địa phương có ý kiến không đồng tình. Dẫu vậy, Bộ Tài chính vẫn kiên trì quyết tâm muốn tăng thuế VAT và chỉ “lùi một bước nhỏ”.