Tăng việc làm và giảm nghèo bền vững

Phương Đông Thứ tư, ngày 06/01/2016 07:04 AM (GMT+7)
Với tổng dư nợ hiện đạt hơn 5.100 tỷ đồng thông qua 13 chương trình tín dụng, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội đã và đang góp phần giúp nhiều xã hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).
Bình luận 0

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Là địa phương xuất phát điểm có nhiều khó khăn, sau hơn 4 năm, đến tháng 3.2015 xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Ông Phạm Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Đại Thắng cho biết, tỷ trọng nông nghiệp của Đại Thắng chỉ chiếm 23%, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chiếm hơn 70%. Phương châm của địa phương lấy phát triển nông nghiệp là trọng tâm, phát triển ngành nghề là mũi nhọn.

img

Vốn tín dụng Ngân hàng CSXH giúp nhiều hộ dân xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) phát triển nghề mộc. Ảnh:  N.C

Tín dụng chính sách trong 5 năm qua đã giúp hàng trăm hộ dân ở địa phương vay vốn tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. “Vốn chính sách đã góp phần giúp địa phương giảm hộ nghèo và đạt tiêu chí nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn  (NS VSMTNT)…”- ông Hùng khẳng định.

Vĩnh Quỳnh là một trong những xã mới nhất của huyện Thanh Trì hoàn thành xây dựng NTM trong năm 2015. Là xã ngoại thành, dân số đông, kinh doanh, dịch vụ phát triển nên ngoài cho vay phát triển nông nghiệp, NSVSMTNT, vốn tín dụng chính sách còn cho vay tạo việc làm, buôn bán nhỏ. Chị Nguyễn Thị Lựu (thôn Quỳnh Đô) thổ lộ: “Trước đây gia đình tôi được vay vốn hộ nghèo và đã thoát nghèo. Mới đây tôi lại được vay 30 triệu đồng chương trình hộ mới thoát nghèo để thêm vốn kinh doanh ngoài chợ”.

Theo ông Nguyễn Đình Hiếu - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quỳnh, hiện tổng dư nợ tín dụng ưu đãi trên địa bàn toàn xã đạt hơn 20 tỷ đồng, vốn chính sách đã góp phần quan trọng giúp địa phương hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng NTM.

Đồng hành xây dựng NTM

"Tổng dư nợ 13 chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn TP.Hà Nội hiện đạt 5.165 tỷ đồng. Chương trình có dư nợ tăng trưởng cao nhất năm 2015 là cho vay hộ cận nghèo tăng 370 tỷ đồng; cho vay NS VSMT NT tăng 216 tỷ đồng...”.

Ông Trần Kim Phung - Giám đốc Ngân hàng CSXH TP.Hà Nội 

Vốn chính sách ưu đãi của Ngân hàng CSXH Hà Nội trong những năm qua đã tập trung cho các chương trình tín dụng tham gia hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM của thành phố như tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, xây dựng các công trình NSVSMT NT.

Ông Phan Cao Quảng - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Phú Xuyên cho biết, trong tổng dư nợ 211,5 tỷ đồng thì một số chương trình tín dụng vốn chính sách trên địa bàn huyện có dự nợ lớn như cho vay hộ nghèo 70,1 tỷ đồng; giải quyết việc làm 43,7 tỷ đồng; làm công trình NSVSMTNT 41,7 tỷ đồng… Đối với huyện Thanh Trì, cơ cấu các chương trình tín dụng cũng được điều chỉnh theo nhu cầu của người dân và chương trình phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng NTM của địa phương.

Bà Vũ Thị Nhiễu - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thanh Trì cho biết: “Có 2 trong số 8 chương trình tín dụng phát huy hiệu quả rõ nét trong xây dựng NTM ở các xã. Đó là chương trình cho vay làm công trình NSVSMT NT có dư nợ lớn nhất (hơn 57,5 tỷ đồng), kế đến là chương trình giải quyết việc làm (hơn 43,8 tỷ đồng)…”. Nguồn vốn tín dụng chính sách trong năm 2015 trên địa bàn huyện đã giúp 110 hộ thoát nghèo, hơn 1.500 lao động có việc làm; giúp 1.471 hộ cải tạo, xây mới công trình NS VSMTNT... 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem