Tàu 67 nằm bờ

  • Hàng loạt tàu vỏ thép được đóng mới theo Nghị định 67 trị giá hàng chục tỷ đồng chưa thể mua được bảo hiểm, khiến ngư dân lâm cảnh khốn đốn. Thậm chí, có người còn thốt lên rằng: “Nợ nần chồng chất, nhà không còn gạo để ăn”.
  • Không chỉ ngư dân mắc kẹt với những con tàu 67 làm ăn không hiệu quả, nợ xấu tăng cao, mà các ngân hàng thương mại giờ cũng lâm thế kẹt "đi mắc núi trở lại mắc sông", vì nợ xấu của ngư dân đã lên tới cả hàng trăm tỷ đồng, mà chưa biết khi nào thu hồi được nợ. Nhiều ngân hàng mới chỉ dừng lại ở mức "dọa" kiện ngư dân ra tòa, vì vấn đề này khá nhạy cảm trước dư luận...
  • Những ngày cuối tháng 8, đến một số âu thuyền ở Quảng Nam, chúng tôi không khỏi giật mình khi bắt gặp hàng loạt con tàu vỏ thép (được đóng theo Nghị định 67, hay còn gọi là "tàu 67") ngày đêm dầm mình phơi nắng, phơi sương dọc bờ biển. Đằng sau mỗi con tàu đó là những nỗi buồn của hàng trăm ngư dân khi phải xa biển, xa ngư trường và họ còn có nỗi lo lớn hơn nữa là có thể phải đi hầu tòa bất cứ lúc nào, bởi các ngân hàng đe sẽ khởi kiện nếu không trả nợ đúng hạn. Nhưng, tiền đâu trả?...
  • Ngay tại cảng cá Đề Gi (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), 3 tàu vỏ thép được đóng theo Nghị định 67 làm nghề dịch vụ hậu cần trên biển trị giá hàng chục tỷ đồng đang phải “đắp chiếu” nằm bờ 1 năm nay vì hoạt động không hiệu quả, ngư dân lâm cảnh nợ nần chồng chất. Cũng vì thế, những ngư dân sở hữu những con tàu tiền tỷ chỉ còn biết thở dài một tiếng...
  • Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định ngày 15/8 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã thừa nhận hàng loạt bất cập trong chính sách đóng tàu theo Nghị định 67 (còn gọi là "tàu 67") và cho biết đến cuối năm nay sẽ tổ chức tổng kết Nghị định này để ban hành chủ trương mới.
  • Ngày 31.5, ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Nam đã có báo cáo về việc giải quyết vướng mắc liên quan đến tàu cá vỏ thép QNa- 94679-TS của ngư dân Trần Văn Liên (trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đóng theo NĐ 67.
  • Ngân hàng BIDV Quảng Nam khẳng định chấm dứt không cho ngư dân Trần Văn Liên vay và yêu cầu thanh lý tàu vỏ thép 67, nhưng phía ngư dân quyết giữ tàu đến cùng.
  • Doanh nghiệp đóng tàu cho rằng đã lắp máy và bàn giao tàu cho ngư dân, nhưng ngư dân lại từ chối nhận tàu. Trong khi đó, ngư dân cho rằng phía doanh nghiệp đóng tàu chưa lắp đầy đủ thiết bị như hợp đồng ban đầu nên không nhận.
  • Sau khi đưa ra xét xử phúc thẩm, TAND tỉnh Quảng Nam đã tuyên án buộc đơn vị bán máy là Công ty CP Tập đoàn Liên Á nhận lại máy hư hỏng và phải bồi thường cho ngư dân.
  • Đó là “thông báo” mà ông Trần Châu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định gởi đến 2 doanh nghiệp tại cuộc họp giải quyết yêu cầu đền bù, hỗ trợ cho 19 ngư dân có tàu 67 hư hỏng được UBND tỉnh Bình Định tổ chức vào chiều nay (29.12).