-
Dùng thép “dỏm”, trang bị máy không chính hãng, vi phạm hợp đồng… hàng loạt sai phạm của 2 doanh nghiệp đóng tàu 67 đã được chỉ ra. Sợ phát hiện, họ vội vã chi hàng trăm triệu đồng nhằm “bịt miệng” ngư dân. Hành động thiếu tình người này đang khiến dư luận phẫn nộ!
-
Sau nhiều lần đổ lỗi máy tàu hư hỏng do ngư dân không biết sử dụng, theo thông tin của Dân Việt vừa nắm được, Công ty TNHH TM XNK Hoàng Gia Phát (tại TP Hồ Chí Minh) đã bất ngờ nhận trách nhiệm về mình và cam kết thay toàn bộ máy mới.
-
Ngư dân Trần Đình Sơn (trú huyện Phù Mỹ, Bình Định) liên tục khẳng định mình bị lừa khi ký cam kết thỏa thuận không khiếu kiện công ty TNHH MTV Nam Triệu và đã trả lại 100 triệu đồng nhận từ công ty trước đó.
-
Một số ngư dân trong 18 tàu đã làm đơn kiến nghị UBND tỉnh kiểm tra, nhưng không biết do tác động thế nào mà họ rút đơn.
-
Vào 8 giờ sáng nay (ngày 9.6), tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Bộ NNPTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Chuyên đề đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Phóng viên Báo Dân Việt đang có mặt tại cuộc họp này để phản ánh diễn biến sự việc...
-
Cuộc họp giữa UBND tỉnh Bình Định cùng Đoàn công tác của Bộ NNPTNT diễn ra ngay sau khi Đoàn công tác kiểm tra tình hình tàu 67 hư hỏng. Thế nhưng, nhiều phóng viên báo chí không được tham dự cuộc họp này, trong đó có cả phóng viên có giấy mời theo kế hoạch.
-
Về hàng loạt tàu thép 67 đang xuống cấp ở Bình Định, trao đổi với PV Dân Việt, Thứ trưởng Bộ NN&PT NT Vũ Văn Tám cho rằng quan trọng là chất lượng thép chứ không phải xuất xứ từ Trung Quốc là thép không tốt...
-
Để thẩm định giá trị và chất lượng của hàng loạt tàu vỏ thép 67 vừa đóng mới đã hư hỏng, chính quyền tỉnh Bình Định sẽ thuê đơn vị tư vấn độc lập.
-
Chuyên gia Hàn Quốc (của hãng máy Doosan - đơn vị cung cấp máy tàu cho Công ty TNHH MTV Nam Triệu) đã trực tiếp xuống khoang tàu, dùng điện thoại ghi lại hiện trạng và “khám nghiệm” máy móc để tìm bệnh cho tàu vỏ thép 67 của ngư dân Bình Định.
-
Hàng loạt tàu cá vỏ thép (đóng mới theo NĐ 67/CP) của ngư dân Bình Định vừa bàn giao và đưa vào sử dụng vào năm 2016, nhưng đã bị hư hỏng liên tục, đành nằm bờ chờ sửa chữa. Ngư dân đang “ngồi trên, đống lửa” khi đối diện khoản nợ hàng chục tỷ đồng với ngân hàng.