Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Với hàng triệu khán giả Việt Nam, "Tây Du Ký" chẳng còn là cái tên xa lạ. Tính đến nay đã qua 34 năm nhưng bộ phim vẫn là huyền thoại, là tuổi thơ của hàng triệu khán giả.
Được chuyển thế từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Ngô Thừa Ân, "Tây Du Ký" có nội dung xoay quanh hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh.
Bộ phim "Tây Du Ký 1986" là bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Trung Quốc
Trải qua nhiều khó khăn hiểm nguy cùng 81 kiếp nạn, thầy trò Đường Tăng cuối cùng đã đến được vùng đất Phật, mang kinh trở về. Tính đến thời điểm hiện tại, bộ phim đã đạt được loạt kỷ lục để đời khó ai phá vỡ.
Được chiếu hơn 3000 lần
Bộ phim "Tây Du Ký" được bắt đầu sản xuất từ năm 1982 nhưng đến 1986 mới bắt đầu phát sóng nên thường gọi là "Tây Du Ký 1986". Tuy nhiên, bộ phim phải đến 1988 mới hoàn thành và được phát sóng theo hình thức cuốn chiếu. Theo truyền thông Trung Quốc, hồi 1987, phim đạt tỷ suất người xem là 89,4%.
Bộ phim lọt vào danh sách được chiếu lại nhiều nhất ở Trung Quốc với hơn 3000 lần
Mới đây, Sina vừa thống kê những bộ phim dài tập được phát lại nhiều nhất ở Trung Quốc. Trong đó, "Tây Du Ký 1896" đúng đầu danh sách với hơn 3000 lần tái chiếu (chưa kể những lần phát lại ở các nước khác).
Tại Việt Nam, "Tây Du Ký" được chiếu từ đầu những năm 1990 và dã được chiếu lại hàng trăm lần trên các kênh truyền hình khác nhau. Dịp hè hàng năm, nhà đài vẫn chiếu "Tây Du Ký" như một món quà tuổi thơ của hàng chục thế hệ khán giả.
Kịch bản được làm lại nhiều lần nhất
Sau thành công của "Tây Du Ký 1986", nhiều nhà sản xuất đã chuyển thể lại tác phẩm văn học này. Trong suốt hơn 3 thập kỷ qua đã có hàng chục phiên bản "Tây Du Ký" ra mắt khán giả như "Tây Du Ký: Đại náo thiên cung" (2014) hay "Tây Du Ký: Nữ nhi quốc" (2018).
Có nhiều phiên bản "Tây Du Ký" khác nhưng không thành công như bản năm 1986
Tuy nhiên, các sản phẩm sau đều không gây được tiếng vang lớn như "Tây Du Ký 1896". Dù là phiên bản điện ảnh hay truyền hình đều bị nhận xét là có sự cắt xen quá nhiều hoặc có những cảnh quá nóng bỏng, hở hang... không phù hợp.
Kỷ lục bộ phim thô sơ nhất
"Tây Du Ký 1986" được khởi quay với vốn đầu tư ban đầu là 6 triệu NDT (hơn 20 tỉ đồng ở thời điểm hiện nay). Đây có thể là một khoản tiền không hề nhỏ nhưng với một đoàn làm phim có hàng trăm nhân viên thì số này chỉ như muối bỏ biển: "Vật chất thiếu thốn nghèo nàn, đến cả cơm cũng ăn không đủ no", đạo diễn Dương Khiết chia sẻ.
"Tây Du Ký 1986" có kinh phí cực eo hẹp nên cả đoàn phải tiết kiệm hết sức
Bởi vì chi phí eo hẹp nên ê-kíp phải tận dụng tìm các bối cảnh tự nhiên, hạn chế xây dựng, thậm chí mỗi diễn viên còn phải đảm nhận nhiều vai diễn khác nhau trong phim để giảm bớt tiền cát-xê. Người có thù lao cao nhất thời điểm đó là Lục Tiểu Linh Đồng (vai Tôn Ngộ Không) cũng chỉ có 100 NDT (hơn 340.000 đồng) mỗi tập. Thế nhưng ngoài vai Tôn Ngộ Không, Lục Tiểu Linh Đồng còn đóng thêm 16 vai khác nữa. Mã Đức Hoa cũng kiêm nhiệm thêm không ít vai diễn. Tính cả Trư Bát Giới, ông thể hiện tất cả 14 nhân vật. Diêm Hoài Lễ thể hiện tổng cộng 10 nhân vật. Ngoài Sa Tăng, nam này còn vào vai Thái Thượng Lão Quân, Thiên Lý Nhãn, Tây Hải Long Vương...
Một thành viên của đoàn nam phim khi đó tiết lộ, kỷ lục đóng nhiều vai nhất trong "Tây du ký 1986" lại thuộc về Lý Kiến Thành. Ông diễn tới hơn 20 nhân vật trong "Tây du ký 1986", tiêu biểu như Tôn Giả ở Tây Thiên, Tinh Tế Quỷ, Sư tử vàng thành tinh, Lý Ngư Tinh, Linh Lợi Quỷ... Lý Kiến Thành đảm nhận nhiều vai đến nỗi chính bản thân ông cũng không nhớ hết.
Lục Tiểu Linh Đồng đảm nhận thêm 16 vai diễn ngoài Tôn Ngộ Không
Đạo diễn Dương Khiết cùng đoàn đã đi qua 26 tỉnh thành của Trung Quốc để thực hiện bộ phim này. Các bối cảnh ở trên trời với tiên nữ, đào tiên đều được tận dụng ở các nhà tập thể dục của trường đại học, đào tiên là quả giả được gắn vào cây....
Bộ phim tạo dựng thành công loạt hình tượng kinh điển
34 năm qua, mỗi lần nhắc đến "Tây Du Ký", khán giả sẽ nhớ ngay đến Lục Tiểu Linh Đồng - Tôn Ngộ Không, Mã Đức Hoa - Trư Bát Giới, Đường Tăng - Từ Thiếu Hoa, Trì Trọng Thụy... Dù sau đó đã có hàng trăm phiên bản "Tây Du Ký" cũng như các diễn viên hóa thân thành 4 thầy trò Đường Tăng nhưng khó ai có thể vượt qua được hình tượng kinh điển trong "Tây Du Ký 1986".
Đặc biệt, diễn xuất của Lục Tiểu Linh Đồng trong vai Tôn Ngộ Không để lại ấn tượng rất sâu sắc: “Nhắc đến Tôn Ngộ Không là nghĩ tới Lục Tiểu Linh Đồng. Nói Lục Tiểu Linh Đồng là nghĩ về Tôn Ngộ Không”.
Lục Tiểu Linh Đồng trong vai Tôn Ngộ Không
Cũng nhờ vai diễn này, Lục Tiểu Linh Đồng đã giành giải đặc biệt tại Liên hoan phim Phi Ưng, "Nam diễn viên xuất sắc" trong liên hoan phim Kim Ưng lần thứ 6, giải nhất "10 ngôi sao điện ảnh, truyền hình Trung Quốc" lần thứ nhất. Không chỉ vậy, năm 2008, ông còn được bình chọn là một trong 10 diễn viên truyền hình có sức ảnh hưởng lớn nhất trong suốt 30 năm phim truyền hình Trung Quốc. Đến năm 2009, ông tiếp tục được bầu chọn là một trong 60 nghệ sĩ nổi bật nhất trong 60 năm lịch sử của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tôn Ngộ Không cũng là vai diễn để đời của Lục Tiểu Linh Đồng. Chính ông cũng thừa nhận khó thoát khỏi cái bóng của chính mình trong suốt nhiều năm qua. Cho đến nay, Lục Tiểu Linh Đồng vẫn luôn đau đáu tìm truyền nhân cho Mỹ Hầu Vương nhưng chưa ai lọt vào mắt xanh của ông.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.