Năm 2009, Quỳnh (ở Ý Yên, Nam Định) được cử sang Mông Cổ học tại Trường Quan hệ quốc tế và quản lý xã hội, thuộc Đại học Quốc gia Mông Cổ. Vừa học, vừa làm đến nay Quỳnh đã là ông chủ của một xưởng sửa chữa ô tô với cơ ngơi khá hoành tráng tại Ulan Bator khiến nhiều người mong ước. Tuy nhiên tất cả những thứ đó không thể ‘níu chân” Quỳnh.
Chuyện tết Việt của “thủ lĩnh” sinh viên
Là anh cả trong Hội Sinh viên, năm nào không về Việt Nam ăn tết, Quỳnh (đầu tiên bên trái) lại tổ chức cho các em sinh viên đến xưởng vui tết, đón xuân. Ảnh: L.C
Dấu ấn Tết Việt trong lòng người Mông Cổ
Sau buổi làm việc với Phó Chủ tịch tỉnh Nam Gobi, Đại sứ quán mở tiệc chiêu đãi. Đang trong không khí vui vẻ, bỗng tôi thấy nét mặt của B. Battsengel (phiên dịch của ĐSQ) tự nhiên bần thần. Và bất ngờ B. Battsengel nhìn tôi nói “cháu sắp khóc rồi đấy, cháu nhớ Việt Nam quá chú ơi”.
B. Battsengel trở về Mông Cổ đến nay mới được 6 tháng sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự tại Việt Nam. Có lẽ phải có điều gì đó “rất sốc” mới làm cho chàng sĩ quan quân đội Mông Cổ cao to, lực lưỡng “mềm lòng” đến thế? Tôi tò mò hỏi B. Battsengel. B. Battsengel bảo, nhìn nem rán, rượu lúa mới... và nét mặt thân thiện vui vẻ của các cô, chú cháu thấy vui như tết, khiến cháu nhớ Tết Việt Nam đến nao lòng.
|
Là anh cả trong Hội Sinh viên, năm nào không về Việt Nam ăn tết, Quỳnh lại tổ chức cho các em sinh viên đến xưởng vui tết, đón xuân. Nhớ lại tết đầu tiên đến Mông Cổ, Quỳnh kể, chân ướt chân ráo chưa quen biết ai, nên tết đến chỉ nằm trong ký túc xá ôm chăn. Thời điểm tết, Ulan Bator, nhiệt độ chỉ dao động từ âm 20 đến âm 30 độ, trời đất rất âm u, tuyết phủ trắng xóa, ký túc xá vắng tanh lại càng buồn. Lúc đó, những kỷ niệm về tết của gia đình ở Việt Nam cứ ào ạt trở về trong ký ức. Khi chìm vào giấc ngủ toàn mơ thấy bố mẹ cùng các anh chị em ngồi bên mâm cỗ cười nói, chúc tụng nhau; mơ thấy mùi bánh chưng thơm nức… “Sinh viên Việt Nam tại Mông Cổ vỏn vẹn không đến mười người, các em mới sang chưa quen nên tết đến rất nhớ nhà. Nhiều em lúc giao thừa, cầm chiếc điện thoại nói chuyện chúc tết bố mẹ mà mắt đỏ hoe; bỏ điện thoại xuống khóc rưng rức như trẻ con vì nhớ nhà, nhớ tết…” – Quỳnh tâm sự.
Với Quỳnh có lẽ tết của sinh viên ở Mông Cổ vui nhất là khi làm cỗ. Người mổ gà, người nấu xôi, cuốn nem… “cũng tị nạnh, chí chóe, bạn này chê bạn kia gói nem xấu, rồi gà luộc nhừ quá, bánh chưng ít lá dong nên không thơm… đủ các trò. Ngày thường mỗi người học một trường, ở một ký túc xá khác nhau nên không mấy khi cánh sinh viên được gặp nhau. Tết là dịp anh em quây quần đông đủ, vui đùa trò chuyện với nhau thỏa thích. Vừa làm cỗ, vừa lên kế hoạch mồng Một đi thăm, chúc tết ai; mồng Hai đi chơi ở đâu… tiếng cười, nói râm ran vui như hội, ấm áp như trong một gia đình. Dẫu không được như ở Việt Nam nhưng trong lòng mỗi người cũng chộn rộn, xốn xang cái không khí rộn ràng của tết Việt, vợi đi nỗi nhớ…”- Quỳnh tâm sự.
Có một cơ ngơi “hái ra tiền” ở Mông Cổ mà nhiều người mơ ước sao Quỳnh vẫn quyết định về Việt Nam? Tôi hỏi. Quỳnh bộc bạch: gần 9 năm ở Mông Cổ nhưng cháu mới về quê ăn tết một lần. Mông Cổ đã cho cháu tấm bằng đại học, thạc sĩ và một công việc thú vị mang lại thu nhập cao. Nhưng nhiều năm nay rồi tết nào bố mẹ, vợ con, anh em cũng mong ngóng; cháu không muốn đánh đổi những giây phút hạnh phúc bên gia đình trong những ngày tết.
Vợ Quỳnh mới sinh con được 6 tháng, nhưng Quỳnh cũng chỉ được nhìn thấy con qua ảnh. Hôm nay quê ăn tết Quỳnh mới chính thức được gặp con. Vừa về đến sân bay Nội Bài, Quỳnh đã điện cho tôi khoe “cháu vỡ òa trong hạnh phúc khi nhìn thấy con mình. Tết này là ngày hội đoàn viên có ý nghĩa lớn nhất đối với cháu. Nhưng cháu cũng sẽ không bao giờ quên những ngày tết ở Mông Cổ với các bạn sinh viên – giản dị, nhưng lãng mạn và ấm cúng…”.
Tết Việt của gia đình “chồng Ta, vợ Tây”
“Cháu vỡ òa trong hạnh phúc sau gần 9 được trở về ăn tết với gia đình”, Quỳnh xúc động nói như thế trong ngày gặp mặt gia đình. L.C
Bén duyên với cô sinh viên Mông Cổ học cùng trường tại Tiệp Khắc (cũ), sau khi tốt nghiệp, anh Phạm Văn Đang đã về quê hương vợ để sinh cơ, lập nghiệp. Gần 30 năm sống ở Ulan Bator, mặc dù trong một gia đình có hai nền văn hóa khác nhau, nhưng anh Đang chưa bao giờ bỏ tết. Gặp anh Đang trong những ngày cận tết, tôi nói vui, chú ăn Tết Mông Cổ hay Tết Việt Nam? Tôi hỏi. Cả hai anh ạ, rồi anh kể: Tết Mông Cổ và Tết Việt Nam thời gian cũng gần nhau; năm nay, Tết Việt Nam trước Tết Mông Cổ một ngày. Cả hai dân tộc đều coi tết là ngày gia đình đoàn viên, xum họp, thăm hỏi chúc tụng người thân, bạn bè… chỉ khác nhau về nghi lễ, ẩm thực. “Cỗ tết của gia đình em vừa có bánh chưng, vừa có bánh buuz (loại bánh không thể thiếu trong ngày tết của người Mông Cổ); vừa có gà trống lại vừa có cừu luộc nguyên con… “nhất cử lưỡng tiện”, hai bên đều vui vẻ” – anh Đang nói vui.
Kỷ niệm của B. Battsengel (phải) trong buổi liên hoan văn nghệ chào đón tết năm 2016 ở Việt Nam tại Giảng Võ (Hà Nội). L.C
Nhưng người Mông Cổ không có phong tục cúng gia tiên, khi đặt mâm cỗ lên bàn thờ thắp hương có bị vợ “cự” không? Tôi hỏi. Nở nụ cười rất tươi, anh Đang bảo “Thuyền theo lái, gái theo chồng mà anh”. Rồi anh Đang chia sẻ, hồi mới lấy nhau, ngày giỗ, tết làm cỗ, thắp hương cúng gia tiên vợ anh rất lạ. Anh giải thích cho vợ về ý nghĩa tốt đẹp của phong tục này nên vợ anh rất hưởng ứng. Ban thờ gia tiên của gia đình anh, tuần tiết đều thắp hương. Cũng có khi vì mải việc quên vợ anh còn nhắc “có thắp hương không”.
“Vợ chồng em có hai cháu đều sinh ra và lớn lên ở Mông Cổ. Ngày tết là cơ hội để các cháu hiểu được phong tục của cha ông. Lúc gia đình quây quần bên mâm cơm tất niên, em kể cho các nghe những câu chuyện về tết ở Việt Nam, giải thích cho các cháu vì sao tết lại gói bánh chưng, vì sao ngày tết đầu ngõ mỗi gia đình lại trồng cây nêu… Có lẽ từ những câu chuyện ấy và những nghi thức ăn tết của gia đình nên các cháu rất muốn được về Việt Nam ăn tết”- anh Đang tâm sự.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.