Theo đó, đề thi đã trích dẫn tâm sự “Thà cô chết chứ không để trò chết” của các cô giáo Trường mầm non An Hiệp sau sự việc các cô dũng cảm và đầy trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn tính mạng cho các em học sinh trong trận lũ lớn xảy ra hồi đầu tháng 12.
Từ đó, đề yêu cầu học sinh viết một đoạn văn khoảng 100 chữ nói lên suy nghĩ của mình về tâm sự “Thà cô chết chứ không để trò chết” của các giáo viên mầm non.
Câu nói "Thà cô chết chứ không để trò chết" của các cô giáo ở Trường mầm non An Hiệp, Tuy An, Phú Yên xuất hiện trong đề thi Văn của tỉnh Lâm Đồng (Ảnh: Doãn Công)
Đề thi được đánh giá là mang tính thời sự và gây xúc động giúp học trò có thể bày tỏ về một sự kiện xã hội chứa đựng nhiều giá trị sống trong mỗi con người là tình yêu thương, trách nhiệm, dũng cảm… cũng như bày tỏ tình cảm, lòng cảm mến của mình.
Trong mùa thi học kỳ năm học này, các vấn đề mang ý nghĩa cuộc sống, các giá trị sống được nhiều trường chú trọng đưa vào đề thi “át” đi các sự kiện nóng bỏng, trào lưu ăn theo.
Đề Văn khối 12 Trường THPT Trưng Vương, TPHCM đề cập đến suy nghĩ của học trò về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ hiện nay.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Trưng Vương, TPHCM trải qua đề thi Văn đề cập đến về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Nội dung này cũng liên quan đến hoạt động Ngày hội âm nhạc truyền thống “Tiếng quê hương” mà trường tổ chức cho học sinh trước đó. Học sinh trong trường đều được tham gia tìm hiểu, trải nghiệm về âm nhạc truyền thống. Nếu học sinh nào tham gia hoạt động này lơ là, thiếu nghiêm túc sẽ rất khó làm bài tốt.
Đề thi Văn lớp 12 của tỉnh Tiền Giang đặt ra vấn đề trách nhiệm và sự trưởng thành của tuổi 17 khi yêu cầu học trò trình bày quan điểm của mình về ý kiến: “17 tuổi, bạn đã đủ lớn để nghe cũng câu hỏi về những vấn đề nhức nhối của xã hội, của nhân loại và tự đặt cho mình câu hỏi: “Mình có thể làm gì để giúp giải quyết vấn đề này”.
Chăm sóc khu vườn tâm hồn ở người trẻ - là nội dung trong phần nghị luận đề thi Văn 11 ở Bình Phước
Viết một đoạn văn khoảng 100 chữ bày tỏ suy nghĩ về việc chăm sóc khu vườn tâm hồn ở giới trẻ hiện nay là nội dung đề Văn lớp 11 của tỉnh Bình Phước.
Nhiều tỉnh thành, trường học khác cũng đưa các giá trị sống như sự tử tế, làm người lương thiện, bàn về lời xin lỗi, tính trung thực… vào trong đề Văn. Theo nhiều ý kiến, những nội dung này mang những giá trị, thông điệp quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhiều đề thi lồng ghép khéo léo các giá trị sống với sự kiện có thật trong xã hội giúp học trò càng thêm hứng thú khi làm bài khi tâm hồn, suy nghĩ của các em được “đánh động” bằng chính con người và cuộc sống quanh mình.
Trách nhiệm và sự trải nghiệm, dấn thân của tuổi 17 được đề cập trong đề thi Văn lớp 12 ở Tiền Giang
Đề Văn đề cập đến những giá trị sống ý nghĩa vừa giữ được chất Văn học đồng thời thể hiện tinh thần lớn nhất của môn học này chính là nhân học.
Ngoài ra, với những đề Văn có phần đọc hiểu, phần nghị luận xã hội đề cập đến các vấn đề cuộc sống sẽ buộc người học và cả người dạy phải thay đổi tích cực trong dạy học, nói không với học tủ, làm bài theo mẫu… Việc học phải gắn liền với việc quan tâm đến nhịp sống xã hội cũng như cảm nhận của chính bản học sinh về các lẽ sống từ sách vở ra đời thực chứ không phải từ những cuốn bài văn hay, văn mẫu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.