Thái Nguyên: Phất lên từ nghề làm ra thứ càng phơi càng dai

Hà Thanh Thứ tư, ngày 20/05/2020 06:45 AM (GMT+7)
Từ sản xuất theo phương thức thủ công, quy mô nhỏ lẻ, anh Nguyễn Văn Ba (SN 1983, xóm Việt Cường, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đã phát triển sản phẩm miến dong trở thành sản phẩm nức tiếng, giúp nhiều người có thu nhập ổn định.
Bình luận 0

Chia sẻ với PV Dân Việt, anh Nguyễn Văn Ba cho biết, nghề làm miến dong của gia đình anh do ông bà truyền lại. Khi đó, miến hoàn toàn được làm theo phương thức thủ công, quy mô nhỏ lẻ, nên số lượng làm ra tương tương đối ít. Nối nghiệp gia đình, anh Ba không chỉ muốn làm nghề để kiếm sống mà còn mong muốn sản phẩm miến có thương hiệu trên thị trường.

Chàng thanh niên khởi nghiệp từ nghề làm miến truyền thống - Ảnh 1.

Anh Ba cho biết HTX miến Việt Cường được anh sáng lập vào năm 2007

Chính vì vậy, năm 2007, khi bắt đầu nối nghiệp gia đình, anh đã mạnh dạn thành lập HTX miến Việt Cường với 9 thành viên ban đầu. Đến nay, số lượng thành viên tham gia HTX miến Việt Cường đã lên tới 25 người. Ngoài ra, HTX miến Việt Cường đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 20 – 30 lao động với mức lương bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.

"Hiện tại, HTX của tôi có 3 sản phẩm chính là miến dong, miến khoai lang và miến sắn dây. Trong đó, sản phẩm miến dong đã được chứng nhận OCOP 3 sao, sản phẩm miến khoai lang được chứng nhận OCOP 4 sao. Sắp tới, sản phẩm miến sắn dây cũng sẽ đăng ký là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh", anh Ba chia sẻ.

Chàng thanh niên khởi nghiệp từ nghề làm miến truyền thống - Ảnh 2.

Sản phẩm miến khoai lang Việt Cường được chứng nhận OCOP 4 sao.

Anh Ba chia sẻ, HTX Việt Cường nhập trực tiếp bột dong riềng đã qua sơ chế do bà con các tỉnh miền núi phía Bắc trồng. Sau khi nhập, bột dong riềng tươi sẽ được chế biến luôn. Từ bột dong riềng, những sợi miến thành phẩm được làm ra bằng cách hòa bột với nước lạnh sạch, rồi từ từ thêm nước đun sôi. Bột dong chín tiếp tục được đưa vào máy ép để ép thành sợi miến dai ngon. Tiếp đó, miến sẽ được thợ dàn miến ra phên và đem phơi nắng.

"Miến ngon phải là miến chuẩn không mỡ, không ẩm, dẻo, thời gian phơi càng lâu, miến sẽ càng dai và ngon hơn", anh Ba cho biết.

Chàng thanh niên khởi nghiệp từ nghề làm miến truyền thống - Ảnh 4.

Chàng thanh niên khởi nghiệp từ nghề làm miến truyền thống - Ảnh 5.

Miến sau khi ép sẽ được mang ra phơi nắng.

Theo anh Ba, trung bình mỗi ngày HTX miến Việt Cường sản xuất ra khoảng 3 tạ đến 1 tấn miến, tùy thuộc vào thời tiết. Hiên nay, miến dong và miến khoai lang có giá khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg, miến sắn sây có giá bán cao hơn, trung bình từ 120.000đ – 130.000 đồng/kg. Trong năm 2019, doanh thu từ sản xuất miến của HTX Việt Cường là 5 tỷ đồng. Sau khi trừ các loại chi phí, HTX thu lãi khoảng 300 – 400 triệu đồng/năm.

Chàng thanh niên khởi nghiệp từ nghề làm miến truyền thống - Ảnh 6.

Miến ngon phải là miến chuẩn không mỡ, không ẩm, dẻo, thời gian phơi càng lâu, miến sẽ càng dai và ngon hơn

Chàng thanh niên khởi nghiệp từ nghề làm miến truyền thống - Ảnh 7.

Miến sau khi phơi khô và cắt được mang đi đóng gói tùy theo trọng lượng từng loại

Được biết, đến thời điểm này, sản phẩm miến của HTX miến Việt Cường đã có mặt ở một số hệ thống siêu thị lớn trong cả nước, thậm chí xuất khẩu sang nước ngoài như Đài Loan.

"Sắp tới, HTX sẽ tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm để góp phần nâng tầm sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường. Đưa sản phẩm miến Việt Cường đến đông đảo khách hàng trong và ngoài nước, nhằm khẳng định thương hiệu, chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng," anh Ba cho biết thêm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem