Mới đây, gần 500 đại biểu là nhà đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn ở TP.HCM và tỉnh Gia Lai về hội tụ tại TP Pleiku dự “Hội nghị xúc tiến đầu tư giữa TP.HCM và tỉnh Gia Lai năm 2018” do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức.
Tại Hội nghị, ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ: Sau 15 năm triển khai chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa TP HCM và Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đến nay có 26 nhà đầu tư của TP HCM đầu tư vào Gia Lai với tổng số vốn hơn 6.000 tỷ đồng trong các lĩnh vự nông – lâm nghiệp, thủy điện, thương mại… Ngược lại, các doanh ngiệp Gia Lai đã đầu tư 22 dự án vào TP.HCM với số vốn gần 30.000 tỷ đồng, tạo nên sự gắn kết và phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội.
Quang cảnh hội nghị xúc tiến đầu tư sáng nay tại TP Pleiku
Theo ông Thành, Gia Lai có vị trí chiến lược hết sức quan trọng ở khu vực Tây Nguyên với 5 tuyến quốc lộ đi qua nối với các tỉnh trong khu vực và duyên hải miền Trung – Nam bộ, có Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh kết nối tam giác phát triển 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia. Hiện, tỉnh có 44 công trình thủy điện có công suất hơn 2.200MW, sản điện hàng năm 7 tỷ Kwh cùng tiềm năng lớn về điện gió và điện mặt trời gần 10.000MW.
Đồng thời, cùng với các thế mạnh về cây công nghiệp có giá trị lớn như cao su, cà phê, hồ tiêu; Các thế mạnh về du lịch sinh thái gắn nhiều địa danh hấp dẫn… sẽ là vùng đất tin cậy, mở ra cơ hội lớn thu hút, mời gọi các nhà đầu tư. Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Gia Lai sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến đầu tư tại Gia Lai.
Ông Võ Ngọc Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cam kết sẽ tạo thuận lới hết mức cho DN đầu tư vào địa phương
Nói về tiềm năng du lịch của Gia Lai, ông Trần Hùng Việt, Tổng GĐ Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) nhấn mạnh: Gia Lai là một trong những tuyến điểm du lịch mang nhiều sắc thái hấp dẫn của vùng Tây Nguyên gắn với du lịch sinh thái và văn hóa bản địa, kết hợp với ẩm thực địa phương. Từ năm 2003, Saigontourist đã có tuyến kết nối du lịch với Gia Lai và mới đây công ty đã thực hiện nhiều đoàn khảo sát, phối hợp tuyên truyền về du lịch Gia Lai trên nhiều kênh truyền hình, đồng thời mở 5 tour “lên rừng xuống biển” kết nối với nhiều tỉnh thành khác.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm du lịch, Saigontourist mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với địa phương, làm du lịch một cách chuyên nghiệp, không chỉ đặt trong bối cảnh chung ở khu vực mà còn có định hướng lâu dài, đi đôi với “xây dựng và phát triển thương hiệu” phải gắn với “bảo vệ thương hiệu mang tính bền vững”. Để làm được như vậy thì Gia Lai cần đầu tư nhiều hơn, sâu hơn về nhân lực - vật lực, có sự tham gia của chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội.
Trong đầu tư chế biến nông sản, ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT DOVECO (Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao – Ninh Bình) cho biết: Năm 2018, DOVECO đã đầu tư dự án Trung tâm chế biến rau quả tại Gia Lai với quy mô 300 tỷ đồng, công suất thiết kế hơn 40.000 tấn sản phẩm/năm với nhiều dòng sản phẩm rau quả đông lạnh, đóng hộp và nước quả cô đặc. Thông qua hội nghị, đơn vị mong muốn UBND tỉnh Gia Lai tạo cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp làm các thủ tục đầu tư không phải đi qua nhiều cửa. Đồng thời, Sở NN&PTNT tỉnh và các địa phương trong tỉnh hỗ trợ cho doanh nghiệp trong công tác quy hoạch sản xuất, tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp liên kết sản xuất với bà con nông dân.
Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai trao quyết định chủ trương cho các nhà đầu tư
Trao đổi với Dân Việt, ông Hồ Phước Thành – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai cho biết: Khác với các hội nghị trước, các doanh nghiệp đầu tư vào Gia Lai tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực về thủy điện, trồng cây công nghiệp… Lần này, hội nghị thu hút các dự án đầu tư hết sức đa dạng với nhiều dự án quy mô lớn về chế biến nông sản, năng lượng tái tạo và du lịch. Theo đó, số vốn đầu tư vào Gia Lai cũng tăng lên gấp nhiều lần, trong đó có sự kêu gọi tham gia đầu tư của các tập đoàn lớn như: Tập đoàn FLC, Tập đoàn Thành Thành Công hứa hẹn sẽ tạo nhiều đột phá trong đầu tư, phát triển kinh tế địa phương.
Kết thúc hội nghị, UBND tỉnh Gia Lai đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 10 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 5.000 tỷ đồng trong một số lĩnh vực như: Dự án Nhà máy điện mặt trời ở huyện Krông Pa của Công ty CP Điện Gia Lai (thuộc Tập đoàn Thành Thành Công của đại gia Đặng Văn Thành với vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng), Dự án Khu phức hợp công nghiệp tại Chư Prông của Công ty Xuất khẩu Quang Đức Gia Lai (sản xuất phân vi sinh, điện sinh khối, tinh bột sắn với vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đồng).
Đồng thời, UBND tỉnh Gia Lai cũng ký biên bản ghi nhớ với 11 nhà đầu tư khác với số vốn ban đầu hơn 17.000 tỷ
Năm 2017, tổng sản phẩm của tỉnh Gia Lai tăng 7,81%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 450 triệu USD và bình quân thu nhập đầu người đạt 41,6 triệu đồng. Riêng năm 2017, tỉnh có 610 doanh nghiệp thành lập mới. Về chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tăng 3 bậc, đứng thứ 43/63 tỉnh thành và đứng thứ 3 khu vực Tây Nguyên |
đồng, trong đó có các dự án lớn như: Dự án Nhà máy điện mặt trời ở huyện Chư Prông của Công ty CP Xây dựng và Thương mại Lam Sơn có vốn đầu tư 9.000 tỷ đồng, Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết tại huyện Chư Prông với 4.500 tỷ đồng, Dự án Hạ tầng khu dân cư Suối Ia Linh - TP Pleiku 1.072 tỷ đồng.
Để tiếp tục thu hút nhà đầu tư, UBND tỉnh Gia Lai đã ra quyết định “Phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018-2021” trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và năng lượng với 8 dự án mới và tiếp tục mời đầu tư 19 dự án đã phê duyệt từ năm 2016 với số vốn hàng chục tỷ đồng.
Tỉnh Gia Lai nhận hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư trong hội nghị xúc tiến thương mại
Vui lòng nhập nội dung bình luận.