Làm đâu chắc đó
Từ chỗ chỉ có 3 xã đạt 14 – 15 tiêu chí, sau gần 5 năm thực hiện xây dựng NTM, huyện Thanh Trì đã có 13/15 xã được công nhận đạt chuẩn. Ông Vũ Văn Nhàn– Chủ tịch UBND huyện cho biết, sau khi rà soát, đánh giá những khó khăn, thuận lợi, huyện đã chỉ đạo các xã không nóng vội trong xây dựng NTM mà làm đâu chắc đó. Đặc biệt phải coi trọng sự đồng thuận từ các cấp chính quyền đến nhân dân.
Trồng rau VietGAP đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì. Ảnh: Trần Quang
Nhờ tổ chức tuyên truyền bài bản, người dân hiểu rõ về những lợi ích to lớn của chương trình nên chỉ trong thời gian ngắn, trên địa bàn huyện đã có hơn 1.000 hộ hiến 11.380m2 đất để mở rộng đường làng ngõ xóm; 242 doanh nghiệp ủng hộ gần 11 tỷ đồng…, góp phần quan trọng giúp huyện hoàn thành cơ bản xây dựng NTM.
Theo ông Nhàn, Thanh Trì cũng là huyện đầu tiên của Hà Nội công bố quy hoạch điểm dân cư nông thôn tại 12/15 xã. Các khu dân cư đều có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, về cơ bản vẫn giữ được các không gian kiến trúc truyền thống của nông thôn Việt Nam.
Là một trong 3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM đợt I, bà Nguyễn Thị Thu Hồng - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quỳnh cho biết: Sau khi dồn điền đổi thửa, huyện Thanh Trì đã hỗ trợ xã 50% chi phí mua 2 máy cày, 1 máy cấy, 3 máy gặt (gần 2 tỷ đồng). Xã ủng hộ bà con 1.500 khay để gieo mạ (51 triệu đồng)… Đến nay xã đã hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất tập trung (114ha lúa chất lượng cao, 30,6ha nuôi trồng thủy sản), giá trị thu nhập đạt hàng trăm triệu đồng/ha/năm.
100% số xã đạt chuẩn
"Trong thời gian tới, tôi mong muốn huyện Thanh Trì cần tích cực chia sẻ kinh nghiệm xây dựng NTM hoặc có chương trình kế hoạch, hỗ trợ cụ thể các xã, huyện khó khăn trên địa bàn thành phố để cùng phát triển. Đặc biệt là cần tích cực hỗ trợ các xã vùng sâu vùng xa, xã có đồng bào dân tộc vượt qua khó khăn thoát nghèo”.
Ông Trần Xuân Việt – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
|
Ông Nhàn cho biết, để nâng cao thu nhập, Thanh Trì đã khuyến khích và hỗ trợ nông dân đưa giống mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như đưa cơ giới hóa vào 24ha đất lúa tại xã Đại Áng; xây dựng mô hình trồng rau an toàn tại xã Yên Mỹ, Duyên Hà; trồng nấm ăn, nấm dược liệu tại các xã Tả Thanh Oai, Vạn Phúc... Các mô hình này đều cho hiệu quả kinh tế gấp 3-4 lần so với cấy lúa.
Ông Trần Xuân Việt – Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết: Ngoài 13 xã đã đạt chuẩn NTM, 2 xã còn lại là Hữu Hòa và Duyên Hà cũng vừa được Tổ công tác của thành phố chấm điểm đạt chuẩn.
“Với kết quả này, Thanh Trì đã vươn lên đứng đầu thành phố với 100% số xã đạt chuẩn NTM” – ông Việt khẳng định.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.