Thế hệ X, Y, Z có nhận thức giống và khác nhau ra sao về công nghệ?

Ngọc Phạm Thứ bảy, ngày 30/03/2019 05:55 AM (GMT+7)
Không chỉ trong lối sống, thói quen, mà sự khác nhau về nhận thức đối với công nghệ và an ninh mạng giữa các nhóm tuổi cũng trở nên ngày càng lớn.
Bình luận 0

Trong một bài đăng trên blog mới đây, ông Maxim Frolov - Phó Chủ tịch Kinh doanh Toàn cầu của hãng bảo mật Kaspersky Lab đã nhận định rằng, những tiến bộ trong công nghệ khiến thế giới trở nên nhỏ bé hơn bao giờ hết, trong khi khoảng cách giữa các thế hệ vẫn tiếp tục gia tăng. Không chỉ trong lối sống, thói quen, mà sự khác nhau về nhận thức đối với công nghệ và an ninh mạng giữa các nhóm tuổi cũng trở nên ngày càng lớn.

img

Thế hệ X, Y và Z có những điểm giống và khác nhau trong nhận thức về công nghệ và an ninh mạng.

Theo ông, thế hệ X (những người sinh năm 1961 - 1981) đã lớn lên với không nhiều dấu ấn của công nghệ nên có phần thận trọng và chậm hơn trong việc thích ứng công nghệ mới. Do đó, họ sẽ theo dõi chặt chẽ những dữ liệu và tài chính trực tuyến.

Ngược lại, ông Maxim Frolov cho rằng, thế hệ Y (sinh trong khoảng 1984 -1996) thường ít cẩn trọng trong bảo mật công nghệ, với 4/5 bạn trẻ (80%) cho biết họ rất tin tưởng khi giao phó sự an toàn dữ liệu cho các tổ chức họ đang giao dịch.

"Được sinh ra trong thời đại bùng nổ internet, thế hệ Z (từ năm 1996 trở về sau) được thẩm thấu trong công nghệ từ sớm, từ đó biết cách để tách biệt cuộc sống xã hội và riêng tư cá nhân. Vì vậy, dù dành đến 25% thời gian chỉ để chia sẻ ảnh lên mạng xã hội, 81% thế hệ Z vẫn chú ý cài đặt quyền riêng tư nhằm hạn chế những người nhìn thấy cập nhật của họ", ông Maxim Frolov đánh giá về thế hệ Z.

img

Cho dù là thế hệ X, Y hay Z, họ đều có ba cấp độ bảo mật mạng cơ bản là bảo mật thiết bị, bảo mật trong quản lý tiền bạc và bảo mật dữ liệu.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Kinh doanh Toàn cầu Kaspersky Lab, vẫn có điểm tương đồng khi nói về hành vi của người dùng qua các thế hệ. Cho dù là thế hệ X, Y hay Z, họ đều có ba cấp độ bảo mật mạng cơ bản như sau:

Thứ nhất là bảo mật thiết bị: Bảo mật thiết bị đã trở nên quen thuộc trong thế kỷ 21. Trong khi thế hệ Z có thể tự trang bị kiến thức cơ bản để bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa bảo mật, thì thế hệ lớn hơn chuộng sử dụng các giải pháp chống vi-rút có sẵn trên PC, Mac và các hệ điều hành di động.

Thứ hai là bảo mật trong quản lý tiền bạc: Phương thức thanh toán đa dạng đã khiến việc bảo mật trong quản lý tiền bạc trở nên khó khăn hơn. Giai đoạn thanh toán bằng tiền mặt mọi lúc đã qua. Ngày nay, sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng là phương pháp phổ biến nhất - với bốn trên năm người (81%) sử dụng thẻ để hoàn tất giao dịch mua hàng trực tuyến. Ví điện tử (như PayPal) và tiền điện tử cũng đang trở nên phổ biến.

Cuối cùng là tính bảo mật của dữ liệu: Với các vi phạm tinh vi diễn ra đều đặn và dữ liệu trở thành mục tiêu mua bán, nỗi lo lắng về bảo mật dữ liệu không có dấu hiệu giảm đi. Ví dụ, sau các vụ bê bối về an toàn dữ liệu, Facebook đã phải thừa nhận rằng kẻ tấn công đã khai thác lỗ hổng bảo mật, từ đó có quyền truy cập vào 50 triệu tài khoản người dùng.

Nghiên cứu của Kaspersky Lab còn cho thấy giá trị của dữ liệu bị đánh cắp được giao dịch trên mạng tăng mạnh trong năm nay: Thông tin thẻ ghi nợ có giá trị nhất và được bán với giá trung bình 250 đô la Mỹ cho mỗi thẻ; trong khi đó, thông tin đăng nhập trên Amazon là hơn 30 đô la Mỹ cho mỗi tài khoản.

Bài phản biện cực hay của sếp Kaspersky Lab về ”một thế giới không có sự tin tưởng”

Niềm tin kỹ thuật số được định nghĩa là sự pha trộn của an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, trách nhiệm và đạo đức...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem