Theo dấu hành trình truy tìm nguồn gốc “kho báu” với nhiều cổ vật triệu “đô”
Theo dấu hành trình truy tìm nguồn gốc “kho báu” với nhiều cổ vật triệu “đô”
Thứ bảy, ngày 05/03/2022 06:19 AM (GMT+7)
Nối tiếp chuỗi hoạt động “hồi hương” cổ vật được thu giữ từ “kho báu” với nhiều cổ vật triệu "đô" nhưng đẩy tai tiếng của tỷ phú Michael Steinhardt, nhà chức trách Mỹ hôm 1/3 vừa bàn giao lại 9 cổ vật quý cho phía Jordan tại Thủ đô Amman.
Số cổ vật được "hồi hương" về cho Jordan lần này cũng là một phần của "kho báu" gồm 180 cổ vật ước tính trị giá 70 triệu USD. Đa số có được do nạn "chảy máu" cổ vật xuyên biên giới, mà Văn phòng Công tố quận Manhattan thu giữ từ bộ sưu tập đồ sộ với nhiều cổ vật triệu "đô" của tỷ phú Mỹ Michael Steinhardt.
Những chiếc bình gốm cổ trôi nổi do nạn "chảy máu" cổ vật, tới điểm đến là "kho báu" đồ sộ của tỷ phú Mỹ Michael Steinhardt. (Ảnh: benedante.blogspot)
Tỷ phú Michael Steinhardt sinh năm 1940, hiện sinh sống tại ở New York. Ông sở hữu nguồn tài sản trị giá 1,2 tỷ USD (theo Forbes), đồng thời cũng là một trong những nhà sưu tập nghệ thuật Cổ đại nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên bộ sưu tập cổ vật đồ sộ được ví như một "kho báu" trị giá 70 triệu USD của ông từ lâu đã bị nhiều tai tiếng, do nghi vấn gắn với nạn "chảy máu" cổ vật.
Bằng chứng là tỷ phú Michael Steinhardt đã mua và bán hơn 1.000 cổ vật, có nguồn gốc xuất xứ được xác định là do đánh cắp hoặc cướp phá rồi buôn lậu qua biên giới trong suốt ba thập niên qua. Bởi thế cơ quan chức năng Mỹ đã vào cuộc truy tìm nguồn gốc "kho báu" cổ vật bị nhiều tai tiếng này.
Vào tháng 12/2021 sau cuộc điều tra kéo dài 4 năm kể từ tháng 2/2017, nhà chức trách Mỹ thông báo đã "tìm được những bằng chứng thuyết phục" cho thấy 180 hiện vật trong "kho báu" cổ vật của tỷ phú Michael Steinhardt là bị đánh cắp từ 11 quốc gia, bao gồm: Ai Cập, Bulgaria, Hy Lạp, Iraq, Israel, Italia, Jordan, Lebanon, Libya, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
"Kho báu" đồ sộ với nhiều cổ vật triệu "đô" nhưng nhiều tai tiếng
Ít nhất 171 cổ vật trong "kho báu" này đã qua tay các đối tượng buôn lậu trước khi được tỷ phú Michael Steinhardt mua lại. Theo các công tố viên, nhiều cổ vật trước khi đến tay tỷ phú Michael Steinhardt đã bị "chảy máu" khỏi các quốc gia xuất xứ của chúng trong thời kỳ chiến tranh hoặc xảy ra những bất ổn.
Tỷ phú Michael Steinhardt sau đó tránh được nguy cơ bị truy tố bằng một thỏa thuận "mang tính bước ngoặt" với Văn phòng Công tố quận Manhattan, New York.
Theo đó, nhằm dành ưu tiên hàng đầu cho việc khắc phục thiệt hại với các di sản văn hóa thế giới, tỷ phú Michael Steinhardt giao nộp lại "kho báu" để cơ quan chức năng "hồi hương" cổ vật lại cho chủ sở hữu của chúng. Mặt khác tỷ phú Michael Steinhardt sẽ bị cấm vĩnh viễn việc mua đồ cổ trên thị trường nghệ thuật hợp pháp.
Gây chú ý nhất trong "kho báu" đồ cổ này là một số món đồ từ thời Hy Lạp Cổ đại, bao gồm: Chiếc bình uống rượu hình đầu hươu độc lạ, có niên đại từ năm 400 trước Công nguyên, nay ước tính trị giá 3,5 triệu USD. Món cổ vật này được cho là bị đánh cắp tại Milas, Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng những năm 1990, rồi trôi nổi theo nạn "chảy máu" cổ vật xuyên biên giới sang Mỹ.
Bên cạnh đó còn có Larnax - hũ đựng tro cốt người, có niên đại từ khoảng năm 1400-1200 trước Công nguyên, xuất xứ từ đảo Crete, nay được định giá 1 triệu USD; cùng 3 chiếc "Mặt nạ thần Chết" hơn 8.000 năm tuổi, được chế tác tại Judean foothills (dãy núi ở Israel và Bờ Tây - nơi có Jerusalem, Hebron và một số thành phố khác), trị giá 650.000 USD.
Kể từ đó các cơ quan chức năng Mỹ đã thực hiện nghi thức "hồi hương" về nơi xuất xứ của các món đồ quý trong "kho báu" cổ vật này cho Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bulgaria, Libya, Iraq và mới nhất là Jordan.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.