|
Gác lửng của ngôi nhà tại xã Đức Ninh, TP. Đồng Hới (Quảng Bình) đã giúp gia đình này vượt qua trận lũ lịch sử đầu tháng 10 vừa qua. |
Tìm cách giúp dân sống chung với lũ
Hình ảnh những ngôi nhà bị cuốn trôi trong vùng lũ tại miền Trung vừa qua làm nhói lòng bao người. Nhà ở của người dân vùng lũ lâu nay vẫn là đề tài được quan tâm nhưng thực sự chưa đến nơi đến chốn và những ý tưởng, phác thảo vẫn còn nằm lại trong đầu các nhà chuyên môn hoặc những bản thiết kế làm ra để… cất đi.
Ban tổ chức thông báo: Cuộc thi nhằm tìm kiếm các mẫu, kiểu nhà ở nông thôn vùng thường bị thiên tai bão lũ, ngập lụt, phù hợp với điều kiện địa phương và khả năng kinh tế của người dân hiện nay. Phạm vi, đối tượng đề xuất là nhà ở cho nông dân tại hai khu vực nông thôn vùng thường xuyên bị bão lũ, ngập lụt gồm các tỉnh miền Trung và các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam kêu gọi: "Đây là một cuộc thi có ý nghĩa đặc biệt của giới kiến trúc sư cả nước trong hoạt động hướng về nông thôn vùng bị thiên tai. Đề nghị Hội kiến trúc sư các tỉnh thành, các Chi hội trực thuộc và toàn thể các kiến trúc sư chú ý và tích cực tham gia".
Cần nhà nước “chung tay”
Thời gian cuộc thi: Thực hiện phương án làm bài thi từ 25-10-2010 đến 25-1-2011. Nộp phương án dự thi về Viện Kiến trúc - Hội kiến trúc sư Việt Nam (23 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội), hạn chót: 26-10-2011. Chấm chọn phương án: Từ 27-1 đến 30-1-2011. Trưng bày các phương án dự thi tại hai khu vực, công bố kết quả và dự kiến trao giải vào Ngày kiến trúc Việt Nam 27-4-2011. Giải thưởng gồm có: Giải A trị giá 10 triệu đồng, giải B - 7 triệu, giải C - 5 triệu đồng.
Nhưng thực tế về khó khăn và những tổn thất nhà cửa, cơ sở vật chất của người dân vùng lũ lại đặt ra những đòi hỏi lớn hơn phạm vi một cuộc thi. Đã từng có những cuộc thi được tổ chức nhưng kết quả vẫn không được ứng dụng do nhiều nguyên nhân, mà một lý do cơ bản là kinh phí. Nông dân các vùng chịu thiên tai phần lớn còn nghèo, mưu sinh đã nhọc nhằn, nghĩ đến việc xây dựng nhà cửa đặc thù để sống chung với lũ, quả thực rất khó khăn.
Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kiến trúc, Chánh văn phòng Hội kiến trúc sư Việt Nam dẫn lại một ví dụ: Công ty bê tông Xuân Mai từng bỏ hàng tỷ đồng nghiên cứu thiết kế, triển lãm và làm thử nghiệm nhà cho vùng lũ, nhưng chi phí thấp nhất cho một ngôi nhà cũng lên đến 40 triệu đồng.
Bởi thế, việc thiết kế những loại nhà đặc thù này, ngoài khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu, môi trường, thiên tai ở miền Trung và Tây Nam bộ, còn phải kèm theo đòi hỏi cao về khả năng ứng dụng với sự phù hợp về văn hoá sống và nhất là phải rẻ phù hợp khả năng chi phí của bà con.
Điều này xem ra lại mâu thuẫn với xu hướng của các doanh nghiệp thi công, sản xuất cấu kiện, vật liệu xây dựng là kinh doanh phải có lãi, và thực sự có lãi mới có thể đầu tư, thi công.
Kiến trúc sư Tùng cho rằng: Nhất thiết cần có sự hỗ trợ của nhà nước cho việc ứng dụng này. Có thể xây dựng, vận động một quỹ riêng cho vấn đề nhà ở chứ không chỉ đợi đến khi thiên tai xảy ra thì mới đi cứu trợ gạo, mì, quần áo… Có những sáng tác chất lượng của kiến trúc sư, với sự đầu tư của nhà nước, sự tham gia của cộng đồng xã hội, doanh nghiệp thì các cuộc thi mới có ý nghĩa thiết thực.
Đến tháng 3, tháng 4 -2011, cuộc thi mới trưng bày và công bố các đồ án hay nhất, phù hợp nhất. Nhưng việc xây dựng và kiến nghị một cơ chế hỗ trợ người dân cũng như khảo sát, nghiên cứu cấu kiện, vật liệu rẻ tiền phải được bắt đầu từ bây giờ.
Dương Xuân
Vui lòng nhập nội dung bình luận.