Thi Nại Am

  • Trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, Đại Đao Quan Thắng chính là võ tướng có thứ hạng cao nhất, ngồi ghế thứ năm, chỉ dưới Đại đầu lĩnh Tống Giang, phó chủ trại Lư Tuấn Nghĩa, Quân sư Ngô Dụng và chuyên gia phép thuật Công Tôn Thắng. Nhóm “Ngũ Hổ tướng” Lương Sơn, Quan Thắng là người gia nhập “Bến nước” gần như sau cùng (chỉ trước Trương Thanh), nhưng được coi là đệ nhất, đảm nhiệm chức Hổ tướng Mã quân.
  • Cổ huấn Trung Hoa có câu: “Long du thiển thủy tao hà hí, Hổ lạc bình dương bị khuyển khi”, nghĩa là “Rồng gặp nước cạn tôm bỡn cợt, Hổ xuống đồng bằng bị chó khinh”. Và câu ngạn ngữ này, khi áp vào danh tác Thủy Hử, mới thật đúng làm sao. Bởi tất cả những con “Hổ” của Lương Sơn Bạc, sau khi hạ sơn nhận chiêu an rồi đánh dẹp khắp nơi, đả Liêu, hạ Điền Hổ, diệt Phương Khánh, chiến Phương Lạp đều có kết cục bi thảm…
  • 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, mỗi người một ngoại hiệu riêng, xuất thân, tính cách, bản lĩnh cũng khác nhau, đa dạng vô cùng. Nhưng bên cạnh những hảo hán mà biệt danh phản ánh chân thực con người và phẩm chất đặc biệt của họ thì Thủy Hử tồn tại không ít những tay mà ngoại hiệu một đằng, bản lĩnh một nẻo.
  • Những tư liệu lịch sử được phát hiện cho thấy, Võ Tòng chưa từng đánh bất cứ con hổ nào.
  • Đại đa số các đầu lĩnh Lương Sơn Bạc đều là những tay yêng hùng, rách trời rơi xuống, giết người không chớp mắt. Nhưng bên cạnh đó, “Bến nước” cũng tập hợp không ít hảo hán sở hữu tài năng nghệ thuật đặc biệt hơn người.
  • Đọc Thủy Hử, ai cũng biết Lý Quỳ nể nhất Tống Giang chủ yếu là vì mến cái tình cái nghĩa của “Cập thời Vũ”. Có điều, trị được tay Hắc Toàn Phòng chẳng sợ Trời chẳng sợ Đất này, nhiều khi những lời lẽ phải trái của họ Tống cũng chẳng ăn nhằm gì. Nhưng “Thiên ngoại hữu thiên, Nhân ngoại hữu nhân”, Lương Sơn Bạc vẫn có hai hảo hán đích thị là… khắc tinh của “Thiết ngưu”.
  • 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, có 59 người tử trận trong cuộc chiến với Phương Lạp, 10 người ốm chết dọc dường, 3 người bị bọn gian thần mưu hại không lâu sau khi về triều nhậm chức (Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Lý Quỳ), thêm hai trường hợp tự vẫn theo là Hoa Vinh, Ngô Dụng. Tuy nhiên, có những đầu lĩnh phải đón nhận cái chết theo cách vô cùng… lãng xẹt. Đấy là những người không chết vì bị địch giết trong giao đấu, không chết vì bị phục kích ở các trận chiến, cũng chẳng mất mạng vì bị kẻ ác mưu hại…
  • Dân Việt từng có bài viết về một tướng bên Phương Lạp, từng trực tiếp và gián tiếp gây ra cái chết của tổng cộng 13 đầu lĩnh Lương Sơn Bạc trong phần Tục Thủy Hử (hậu Thủy Hử). Đó là “Tiểu Dưỡng Do Cơ” Bàng Vạn Xuân. Nhưng họ Bàng dù sao cũng dùng tên bắn hạ các anh hùng Lương Sơn chứ không phải là tay thực sự xuất sắc trong giao chiến trực tiếp. Xét về bản lĩnh võ nghệ, năng lực chiến đấu thì số một quân Phương Lạp chính là Nam Ly Đại tướng quân Thạch Bảo.
  • Đa số các độc giả Thủy Hử đều yêu thích Võ Tòng và cảm thông cho những bi kịch mà chàng phải trải qua. Nhưng Võ Tòng ấy, dù được coi là anh hùng bậc nhất Lương Sơn Bạc, lại chính là kẻ… giết người hàng loạt.
  • Nữ nhân trong Thủy Hử được nhắc tới không ít. Nhưng trừ nhóm đầu lĩnh Cố Đại Tẩu, Tôn Nhị Nương, Hỗ Tam Nương và sau thêm Quận chúa Cừu Quỳnh Anh, đa phần những nhân vật nữ của Thi Nại Am nếu không phải phường ca kỹ thì cũng là dạng đàn bà lăng loàn, mê đắm dục vọng, tham vàng bỏ ngãi như Cổ thị - vợ Lư Tuấn Nghĩa, Phan Kim Liên – vợ Võ Đại (anh trai Võ Tòng), Phan Xảo Vân – vợ Dương Hùng hay Diêm Bà Tích – thiếp của Tống Giang…