Thí sinh điểm "cao ngất" chọn đại học tư thục: Tại sao nói "học dốt mới phải vào trường tư"?

Tào Nga Chủ nhật, ngày 26/09/2021 06:00 AM (GMT+7)
Không đỗ trường công, phải chuyển sang chọn học trường tư hoặc vì thích chọn trường tư, một số thí sinh bị mỉa mai rằng "học dốt", "bỏ tiền ra học". Tuy nhiên, nhiều người không đồng tình với quan điểm này.
Bình luận 0

Học trường tư có phải "học dốt"?

Sau 3 năm học chăm chỉ và bao ngày hồi hộp chờ đợi, nhiều thí sinh hoan hỉ khi ghi tên mình vào danh sách trúng tuyển của các trường yêu thích, song cũng có những thí sinh kém may mắn hơn, lựa chọn "bến đỗ" là trường tư sau khi trượt trường công hoặc lựa chọn vì sở thích.

Tuy nhiên, những thí sinh này rất bức xúc vì bị chê bai trên mạng xã hội vì "học dốt mới vào trường tư", "bố mẹ có tiền là có trường học"...

Trúng tuyển xét học bạ và học trường tư, nhiều thí sinh bức xúc vì bị mỉa mai "học dốt, trường rác" - Ảnh 1.

Trúng tuyển xét học bạ và học trường tư, nhiều thí sinh bức xúc vì bị mỉa mai "học dốt, trường rác" - Ảnh 2.

Một số bình luận trên mạng xã hội về thí sinh chọn trường tư. Ảnh chụp màn hình: Mỹ Ngân

Thí sinh T.V.T, ở Cần Thơ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua đạt 22,4 điểm nhưng bị trượt nguyện vọng 1 vào ngành yêu thích là Ngôn ngữ Anh, Đại học Cần Thơ. Sau đó, T quyết định chuyển sang xét tuyển điểm thi tốt nghiệp và đỗ một trường tư thục. Mặc dù đã được học đúng ngành Ngôn ngữ Anh yêu thích nhưng T cho biết trong nhóm các bạn đỗ hết các trường công còn mình học trường tư nên bị so sánh. 

Còn bạn M.L ở Hà Nội cho biết, L thi được gần 26 điểm nhưng bị trượt vì năm nay trường bất ngờ tăng điểm chuẩn. Sau đó L. quyết định xét tuyển học bạ bổ sung vào 1 trường lấy điểm khá thấp nhưng đúng chuyên ngành yêu thích. Tuy nhiên, L. đã bị người thân chê "trường vớ vẩn".

Không phải cứ trường nào tốt hơn

Trong đợt xét tuyển đại học vừa qua, Nguyễn Thị Huyền, lớp 12B6, Trường THPT Như Thanh 2, Thanh Hóa đã đạt số điểm rất cao 29,75 điểm khối C00.

Với điểm số cao ngất ngưởng, Huyền dễ dàng đỗ vào các trường công lập top đầu nhưng Huyền lại quyết định chọn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc và trở thành Thủ khoa đầu vào năm 2021 của một trường tư thục.

Trúng tuyển xét học bạ và học trường tư, nhiều thí sinh bức xúc vì bị mỉa mai "học dốt, trường rác" - Ảnh 3.

Nguyễn Thị Huyền, học sinh lớp 12B6, Trường THPT Như Thanh 2, Thanh Hóa. Ảnh: NVCC

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, Huyền cho biết không đặt nặng quan niệm trường công – trường tư mà chỉ quan tâm đến chất lượng đào tạo và các hoạt động trải nghiệm thực tế, đặc biệt Huyền được theo học đúng chuyên ngành yêu thích. "Em chọn theo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vì đó là sở thích và đam mê của em. Ban đầu bố mẹ có định hướng cho em theo học Sư phạm cho đỡ áp lực công việc nhưng em đã cố gắng thuyết phục để đi đúng với đam mê và ước mơ của mình.

Ngoài Nguyễn Thị Huyền và Thân Trọng An, một gương mặt xuất sắc khác rất nổi tiếng đã theo học trường tư là Á hậu Hoa hậu Việt Nam 2020. Phương Anh là học sinh giỏi 12 năm liền, trong đó có 11 năm đạt điểm trung bình trên 9.0. Sau khi tốt nghiệp trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tân Á hậu 1 được tuyển thẳng vào Đại học Ngoại thương Hà Nội và Đại học Bách Khoa TP.HCM. Nhưng cuối cùng, Phương Anh chọn học tại Đại học RMIT.

Hiện vẫn có nhiều người quan niệm học trường tư không tốt, không xin được việc, chỉ có những người không đỗ trường công, học kém mới phải đi học trường tư. Em nghĩ những quan điểm đó đã không còn phù hợp vì hiện tại có rất nhiều trường tư có chất lượng đào tạo giảng dạy khá tốt, đội ngũ giáo viên rất tâm huyết và giỏi. 

Quan điểm của em là học ở đâu cũng được, miễn là mình luôn nỗ lực cố gắng. Bản thân không chịu học thì ở đâu cũng vậy. Đại học phần lớn là tự học, các giảng viên chỉ củng cố và cung cấp kiến thức, thành công hay không là do chính bản thân mình", Huyền chia sẻ. 

Không chỉ Huyền, thủ khoa khối A1 toàn quốc với tổng điểm 29,55, cũng là thủ khoa khối D của tỉnh Bắc Giang, Thân Trọng An, học lớp 12A1 trường THPT Lục Nam, Bắc Giang sớm có quyết định chọn ngành Công nghệ thông tin của một trường đại học tư thục nổi tiếng.

Trúng tuyển xét học bạ và học trường tư, nhiều thí sinh bức xúc vì bị mỉa mai "học dốt, trường rác" - Ảnh 4.

Thân Trọng An, thủ khoa khối A1 toàn quốc. Ảnh: NVCC

"Mỗi người một khả năng, một con đường đi riêng. Điều quan trọng là bản thân tốt hơn mỗi ngày, làm được việc nhỏ hay việc lớn đều đáng tự hào và đều có quyền tự hào. Việc các bạn trúng tuyển bằng học bạ, chứng chỉ vào các trường tư cũng là các bạn đã cố gắng suốt những năm học THPT, mỗi sự cố gắng dù là nhỏ cũng cần trân trọng, không nên phân biệt. Và quan trọng là phấn đấu cho tương lai sau này, đỗ đại học mới chỉ là tiền đề", thầy Đinh Đức Hiền chia sẻ,

Nói về quyết định chọn trường tư mà không dùng điểm thi THPT để xét tuyển, Trọng An cho biết bản thân em yêu thích ngành Công nghệ thông tin và thích trường này vì môi trường học tập năng động, chương trình học bằng tiếng Anh giúp em có nhiều cơ hội học tập, giao lưu ở nước ngoài, thực tập tại doanh nghiệp lớn để cọ xát thực tế hơn.

Trao đổi với PV Dân Việt về vấn đề này, thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên Sinh học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI bày tỏ: "Trường công hay trường tư cũng có nhiều trường khác nhau, không phải cứ công tốt hơn tư hay tư tốt hơn công. Nếu chỉ nhìn vào điểm chuẩn cũng có thể thấy trường công có rất nhiều mức điểm chuẩn, thậm chí nhiều trường còn thấp hơn điểm chuẩn trường tư. Nên so sánh chung là khập khiễng. Nếu so sánh phải đưa ra cùng tiêu chí như: cùng ngành đào tạo, cơ sở vật chất, giảng viên... 

Việc học đại học nào cũng chỉ là 1 giai đoạn ngắn trên cả con đường học vấn và nghề nghiệp sau này, việc cố gắng nỗ lực như thế nào, phát triển bản thân ra sao trong những năm đại học mới là điều quyết định thành công trong tương lai. Chưa chắc bạn học một trường top sau này đã hơn một bạn học ở trường có đầu vào thấp hơn".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem