Thị trường bán lẻ: “Nội đang tung bóng cho ngoại sút”

Thanh Xuân Thứ tư, ngày 18/05/2016 17:38 PM (GMT+7)
Tại Diễn đàn:“Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội và Thách thức” do Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 18.5, các chuyên gia đánh giá, thị trường bán lẻ Việt Nam đang ở tốp hấp dẫn nhất thế giới nhưng các doanh nghiệp lại có nguy cơ “tuột” mất thị phần này.
Bình luận 0

img

Các chuyên gia kinh tế nhận định, cả người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam đang có tình trạng bỏ siêu thị nội tìm đến siêu thị ngoại do giá sản phẩm của các siêu thị ngọai có tính cạnh tranh cao hơn rất nhiều.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, sức ép của việc hội nhập chỉ chiếm 30%, 70% còn lại là chính “chúng ta tự hại chúng ta”. “Giá một chai dầu ăn 5 lít ở siêu thị nội đang cao hơn siêu thị ngoại đến 20.000 đồng. Chính doanh nghiệp nội đang tung quả bóng cho doanh nghiệp ngoại sút”, ông Phú nói.

Theo số liệu của hãng nghiên cứu A.T.Kearey, Việt Nam đứng thứ 28 trong danh sách thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới và nằm trong top 5 thị trường bán lẻ phát triển nhất châu Á. Không chỉ có vậy, tầng lớp trung lưu của Việt Nam dự báo đến năm 2020 ước tính tăng gấp 3 lần so với hiện nay. Từ những thông tin này có thể thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam rất tiềm năng.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến của các chuyên gia tại diễn đàn lại rất lo lắng cho thị phần của doanh nghiệp nội đối với thị trường bán lẻ, nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bằng chứng là các doanh nghiệp nước ngoài nhìn thấy tiềm năng đã không ngừng đổ vốn đầu tư và thị trưởng bán lẻ của Việt Nam. Mới đây nhất, câu chuyện BigC về tay người Thái trong cuộc “cạnh tranh” thị phần với một doanh nghiệp trong nước, kết quả phần thiệt thòi vẫn thuộc về doanh nghiệp trong nước.

Ông Vũ Vinh Phú -  Chủ tịch hội Siêu thị Hà Nội cũng cho rằng, sự cố gắng của doanh nghiệp nội quá chậm nên khi hội nhập doanh nghiệp nước ngoài mạnh về vốn, công nghệ, tiếp thị… thì doanh nghiệp nội sẽ khó khăn hơn. Ví dụ như Tổng công ty Thương mại Hà Nội hiện 30-40% thị phần cho thuê áo cưới, xe đạp điện. Hoặc như vấn đề giá cả bất hợp lý cũng đang dần “giết chết” doanh nghiệp. Thậm chí, giá ở một số doanh nghiệp thuộc diện bình ổn giá còn cao hơn giá của siêu thị ngoại.

“Tết vừa qua, Hà Nội công bố 32.000 tấn rau bình ổn nhưng giá cà chua tăng 4 lần không ai chịu trách nhiệm mà chỉ vẽ ra con số không thực tế. Vậy nên khách hàng bỏ siêu thị nội ra siêu thị ngoại mua vì giá rẻ”, ông Phú phân tích.  

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phân tích: “Chúng ta đang bán hàng mà mất thị phần thì rõ ràng là mất mát”. Như vậy, hội nhập chắc chắn là doanh nghiệp lo, phía nhà quản lý phải nhìn rõ cơ hội và thách thức để giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro cao nhất". Theo ông Hải, cách đây 5 năm doanh nghiệp kiến nghị có những ưu đãi, hỗ trợ để doanh nghiệp có thể cạnh tranh như hỗ trợ vốn, vị trí đẹp để có hệ thống bán hàng. Song chính những doanh nghiệp đó sau khi ổn định lại bán hết cho nước ngoài.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem