Thị trường BĐS TP.HCM 6 tháng đầu năm 2017, có gì mới?

Kỳ Phương Thứ hai, ngày 26/06/2017 16:00 PM (GMT+7)
Đối với thị trường nhà ở thương mại, phân khúc nhà ở bình dân chào bán tăng 1,9 lần, cao cấp tăng 1,8 lần, nhưng trung cấp giảm đến 42,1%, có những chủ đầu tư lớn chuyên phát triển dự án nhà ở trung cấp không có sản phẩm bán trong 6 tháng đầu năm nay
Bình luận 0

img

Thời gian tới, thị trường BĐS TP.HCM sẽ dịch chuyển sang phân khúc vừa túi tiền

Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), sau giai đoạn khủng hoảng đóng băng, thị trường BĐS đã phục hồi và đi vào chu kỳ tăng trưởng trở lại kể từ cuối năm 2013 đến nay.

Năm 2015, thị trường đã đạt mức tăng trưởng rất cao, nhưng năm 2016 đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại và xu thế chững lại này vẫn tiếp tục trong 6 tháng đầu năm 2017.

HoREA cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn thành phố đã phát triển được 4,92 triệu m2 sàn nhà ở, nâng tổng diện tích nhà ở thành phố lên 157 triệu m2.

Thị trường nhà ở thương mại có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai, được Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện huy động vốn với tổng số 16.506 căn (14.754 căn hộ chung cư, 1.752 căn nhà thấp tầng), thị trường căn hộ khách sạn, dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng đang phát triển rất lớn và có dấu hiệu cung vượt cầu (condotel hiện chiếm khoảng 56%, resort chiếm 44%)…

Ngoài ra HoREA dự báo trong giai đoạn 2017 - 2020 sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết tình trạng lệch pha cung - cầu hiện nay, giúp cho thị trường trở lại hướng phát triển lành mạnh, bền vững hơn.

Cụ thể, sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc thị trường BĐS có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình và thấp.

HoREA cũng cho rằng, dòng vốn từ nước ngoài và nguồn kiều hối vẫn tiếp tục là nguồn lực quan trọng để đẩy mạnh đầu tư.

Bên cạnh đó, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) sẽ phát triển mạnh hơn trước đây, nhất là sau thời điểm 15.08.2017, khi Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu có hiệu lực thi hành.

Đánh giá khả năng có hay không "bong bóng" BĐS trong năm 2017, HoREA nhận định, khó có thể xảy ra do có sự can thiệp, điều chỉnh ngày càng kịp thời và hiệu quả của Nhà nước.

Một nguyên nhân khác để không tạo nên bong bóng BĐS là do các doanh nghiệp cũng nỗ lực tái cơ cấu đầu tư, định hình lại sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường, các nhà đầu tư thứ cấp ngày càng tỉnh táo, am hiểu thị trường hơn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem