Tỷ lệ nợ xấu bất động sản năm 2022 đã tăng lên mức 1,81%, trong khi năm 2021 chỉ ở mức 1,67%. Thế nhưng, trước áp lực trả nợ lớn không chỉ từ tín dụng ngân hàng, mà còn từ "đỉnh nợ" trái phiếu doanh nghiệp, nguy cơ nợ xấu có thể "phình" lên.
Bước vào năm 2023 - thời kỳ "đỉnh nợ" trái phiếu doanh nghiệp, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản không thể trả nợ các lô trái phiếu đến kỳ đáo hạn, phải "khất nợ" với nhà đầu tư, lùi thời điểm thanh toán.
Gỡ khó thị trường chứng khoán và trái phiếu, các doanh nghiệp cho rằng quan trọng nhất hiện nay là cần nới room tín dụng ngân hàng. Thế nhưng, thực tế lại không đơn giản.
Thị trường trái phiếu đang là gánh nặng đối với các doanh nghiệp bất động sản khi thị trường giảm tốc, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã đề xuất gia hạn kỳ hạn trái phiếu thêm một năm để giảm áp lực thị trường.
TS Vũ Đình Ánh cho rằng, vấn đề của trái phiếu doanh nghiệp trách nhiệm thuộc về Bộ Tài chính. Bộ Tài chính không thể chối bỏ hay đổi lỗi cho ai. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước không thể "đứng ngoài".
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN) đang rung lắc, nguy cơ cao giống như DN kêu gọi đầu tư condotel (căn hộ khách sạn) cách đây 2 năm. Vẫn với cách thức huy động vốn lãi suất hấp dẫn nhưng nay khi có lãnh đạo DN bị khởi tố, nhà đầu tư lại lo lắng.
Vấn đề dài hạn của thị trường trái phiếu sẽ được xử lý dần dần bởi Nghị định 65 vừa ban hành, song trước mắt ngày đáo hạn của hàng trăm nghìn tỷ trái phiếu đang tới gần. Theo các chuyên gia, vẫn sẽ có hiện tượng doanh nghiệp khó khăn trong việc xoay vốn và cơ cấu lại nợ.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, bộ phận phát triển thị trường trái phiếu là bộ phận hẹp trong Uỷ ban chứng khoán Nhà nước là "điều rất đáng trách". Thị trường trái phiếu là một thị trường có độ rủi ro tương đối cao, vì thế cần có hệ thống giám sát vi phạm chuẩn.
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần 4, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCKNN nhìn nhận, thị trường chứng khoán phái sinh xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá và ngày càng tinh vi. Nhiều mã chứng khoán được đẩy giá lên cao không gắn với tình hình hoạt động kinh doanh.
"Đồng tình rằng phải có sự kiểm soát mục đích sử dụng vốn, nhưng tiền đã vào trong túi doanh nghiệp thì không thể phân biệt "đồng này mua mắm, đồng này mua tương", nên cơ chế cần có sự thông thoáng, cởi mở nhất định", ông Phạm Xuân Hoè, Nguyên Phó Viện trưởng viện chiến lược, Ngân hàng Nhà nước nói.