“Thiên đường biển” Great Barrier Reef trong nét văn hóa tâm linh của các chủ nhân truyền thống

Thứ hai, ngày 14/06/2021 07:41 AM (GMT+7)
Great Barrier Reef (rạn san hô Great Barrier) là hệ thống rạn san hô lớn nhất và nguyên sơ nhất hành tinh, vốn gắn bó mật thiết với các chủ nhân truyền thống là thổ dân Australia và cư dân đảo Torres Strait.
Bình luận 0
“Thiên đường biển” Great Barrier Reef trong nét văn hóa tâm linh của các chủ nhân truyền thống - Ảnh 1.

Từ lâu Great Barrier Reef đã trở thành một điểm đến rất hấp dẫn với khách du lịch. (Ảnh: thetourspecialists)

Truyền thống "hải nhân" của các cư dân đảo Torres Strait

Great Barrier Reef bao gồm hơn 2.900 rạn san hô riêng rẽ cùng 900 hòn đảo trải dài trên 2.300km, với tổng diện tích 348.700km vuông.

Rạn san hô Great Barrier nằm trên khu vực Biển San hô, ngoài khơi bờ biển Queensland ở phía đông bắc Australia. Great Barrier Reef được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1981 và được CNN bình chọn là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới.

“Thiên đường biển” Great Barrier Reef trong nét văn hóa tâm linh của các chủ nhân truyền thống - Ảnh 2.

Khu vực trung tâm quần đảo quần đảo Eo biển Torres. (Ảnh: ozoutback.com.au)

Rạn san hô Great Barrier là lợi thế du lịch tự nhiên lớn nhất của bang Queensland, thu hút gần 3 triệu khách du lịch, tạo doanh thu 3 tỷ dollars Australia mỗi năm cho khu vực.

Torres Strait là một eo biển nằm giữa Australia và New Guinea. Có nhiều cụm đảo nằm trong eo biển gọi chung là quần đảo Eo biển Torres (với hơn 270 hòn đảo, trong đó 17 đảo có người ở). Các đảo này chủ yếu thuộc bang Queensland.

“Thiên đường biển” Great Barrier Reef trong nét văn hóa tâm linh của các chủ nhân truyền thống - Ảnh 3.

Các gia đình cư dân đảo Torres Strait di chuyển từ đảo này sang đảo khác bằng thuyền nhỏ. (Ảnh: AAP)

Đa số cư dân đảo Torres Strait là người gốc Melania, khác biệt với thổ dân Australia trên đất liền và tại một số đảo khác cũng của nước này.

Hiện nay số cư dân đảo Torres Strait sống tại quần đảo Eo biển Torres truyền thống chỉ khoảng 4.500 người, ít hơn nhiều so với gần 28.000 cư dân đảo Torres Strait sống ở lục địa Australia. Nhưng dù ở đâu họ vẫn giữ truyền thống của những "hải nhân" (người biển) và nền văn hóa độc đáo, ấn tượng nhất là trong lĩnh vực in ấn, điêu khắc và làm mặt nạ.

“Thiên đường biển” Great Barrier Reef trong nét văn hóa tâm linh của các chủ nhân truyền thống - Ảnh 4.

Đánh bắt cá bằng giáo theo truyền thống của cư dân đảo Torres Strait. (Ảnh: sites.google.com)

Là những chủ nhân truyền thống của vùng rạn san hô Great Barrier, từ ngàn xưa các thế hệ thổ dân Australia và cư dân đảo Torres Strait đã sử dụng vùng nước đẹp như thiên đường và rất giàu tài nguyên này để kiếm sống bằng đánh bắt cá và thu thập các nguồn tài nguyên cần thiết khác.

“Thiên đường biển” Great Barrier Reef trong nét văn hóa tâm linh của các chủ nhân truyền thống - Ảnh 5.

Màn hát đám cưới của cư dân đảo Torres Strait. (Ảnh: abc.net.au)

Great Barrier Reef (rạn san hô) - thiên đường biển đẹp nhất Australia

Rạn san hô Great Barrier là một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của các cư dân đảo Torres Strait - những người luôn tin tưởng và làm theo Tagai.

“Thiên đường biển” Great Barrier Reef trong nét văn hóa tâm linh của các chủ nhân truyền thống - Ảnh 6.

Các vũ công đeo mặt nạ tái hiện truyền thuyết về Tagai. (Ảnh: pinterest)

Theo truyền thuyết, Tagai là một ngư dân vĩ đại được tôn vinh như Đấng Sáng tạo, thường xuất hiện trong các truyện kể thể hiện ước mơ của cư dân đảo Torres Strait.

Truyện kể thường tập trung vào các vì sao là nền tảng cho đức tin tâm linh của cư dân đảo Torres Strait vốn tự coi mình là "hải nhân", có mối liên hệ với các vì sao cùng hệ thống trật tự thế giới mà trong đó mọi thứ đều có vị trí của mình.

“Thiên đường biển” Great Barrier Reef trong nét văn hóa tâm linh của các chủ nhân truyền thống - Ảnh 7.

Vũ điệu của người dân thành phố Cairns - nơi được coi là cửa ngõ dẫn vào Great Barrier Reef - chào đón khách du lịch. (Ảnh: thalabeach)

Ý nghĩa của rạn san hô Great Barrier với các cộng đồng này phần lớn được ghi lại qua tranh vẽ, chuyện kể truyền khẩu, các bài hát, điệu múa sôi động và đầy sắc màu được trình diễn trong lễ hội, nghi thức tôn giáo...

Song song với việc gìn giữ nền văn hóa phong phú, các giá trị di sản truyền thống, cư dân đảo Torres Strait cũng chia sẻ các nỗ lực bảo vệ rạn san hô Great Barrier cho các thế hệ tương lai.

“Thiên đường biển” Great Barrier Reef trong nét văn hóa tâm linh của các chủ nhân truyền thống - Ảnh 8.

Nhóm hướng dẫn viên tour lặn biển truyền đạt với khách du lịch về tầm quan trọng của Great Barrier Reef với các bộ lạc bản địa. (Ảnh: Shaney Hudson/ adventure)

Chỉ cần "chạm ngõ" thiên đường biển được ca ngợi là đẹp nhất Australia này, khách du lịch sẽ ngất ngây với những thôn làng xinh xắn "cỏ cây chen đá, lá chen hoa", những bãi biển hoang sơ ngoạn mục và ấm lòng với sự cởi mở, mến khách của các cư dân đảo Torres Strait.

“Thiên đường biển” Great Barrier Reef trong nét văn hóa tâm linh của các chủ nhân truyền thống - Ảnh 9.

Một vũ điệu truyền thống ngoạn mục của cư dân đảo Torres Strait. (Ảnh: nla.gov.au)

Săn bắt và hái lượm theo truyền thống vẫn là một phần quan trọng trong lối sống tự cung tự cấp của các cư dân đảo Torres Strait.

Trong đó đánh cá, đặc biệt là săn rùa và Dugong (còn gọi là cá Nàng tiên, cá Cúi, Bò biển - thuộc loại động vật có vú) được coi như một cách tiếp tục truyền thống gắn bó mật thiết với đảo của cư dân đảo Torres Strait.

“Thiên đường biển” Great Barrier Reef trong nét văn hóa tâm linh của các chủ nhân truyền thống - Ảnh 10.

Một vũ điệu nghi lễ của thổ dân Australia. (Ảnh: Flickr)

Trong những năm qua rạn san hô Great Barrier Reef đã bị mất hơn một nửa lớp san hô. Nguyên nhân chủ yếu do tác động của con người tới hệ sinh thái và những áp lực môi trường khác như: biến đổi khí hậu, hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt, loài sao biển gai bùng phát theo chu kỳ…

“Thiên đường biển” Great Barrier Reef trong nét văn hóa tâm linh của các chủ nhân truyền thống - Ảnh 11.

Great Barrier Reef là nơi có môi trường sống phong phú, l quy tụ vô số loài sinh vật biển, tạo nên nhiều địa điểm lặn và câu cá hấp dẫn. (Ảnh: tripadvisor)

Thông tin mới nhất đã tích cực hơn cho thấy mùa hè 2020-2021 không xảy ra hiện tượng nhiệt độ cao kéo dài hoặc nhiễu động lốc xoáy lớn, nên nhiều rạn san hô của Great Barrier Reef đang có dấu hiệu phục hồi.



Linh Quyên (Australia.com, NatGeo)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem