Thiếu tiêu chí đánh giá doanh nghiệp CNC, khó giải ngân vốn tín dụng

Đoàn Hồng - Trần Hậu Chủ nhật, ngày 24/06/2018 19:00 PM (GMT+7)
Trong nhiều năm qua, nguồn vốn tín dụng của Agribank đã giúp nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân, trang trại, đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa,... có điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Bình luận 0

Dành tối thiểu 50.000 tỷ cho vay NNCNC

Ông Nguyễn Quốc Dũng - Phó Trưởng văn phòng Đại diện Agribank miền Trung (Agribank miền Trung) cho biết, Agribank luôn giữ vai trò chủ lực trong đầu tư vốn tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; chiếm 51% thị phần cho vay nông nghiệp nông thôn (NNNT) của toàn ngành ngân hàng. Tính đến 30.4.2018, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank đạt hơn 665.000 tỷ đồng, chiếm trên 73% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế của Agribank.

img

Dư nợ cho vay NNNT của các Chi nhánh Agribank trong khu vực miền Trung đạt hơn 107.000 tỷ đồng, chiếm trên 78% tổng dư nợ.

“Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung được giao nhiệm vụ quản lý các chi nhánh trên địa bàn các tỉnh, thành phố Duyên hải miền Trung (từ Quảng Bình đến Khánh Hòa) và 4 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lăk, Đắk Nông). Đến 31.5.2018, dư nợ cho vay NNNT của các chi nhánh trong khu vực miền Trung đạt hơn 107.000 tỷ đồng, chiếm trên 78% tổng dư nợ. Nguồn vốn cho vay nông nghiệp nông thôn chủ yếu từ nguồn vốn huy động của các chi nhánh…” - ông Dũng cho biết thêm.

Theo ông Dũng, nắm bắt được chủ trương của Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Agribank đã triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch” trên toàn hệ thống với quy mô vốn không hạn chế, dành tối thiểu 50.000 tỷ đồng vốn cho vay cho lĩnh vực này.

img

Đến nay, tổng dư nợ Agribank miền Trung 198 tỷ đồng, trong đó cho vay NN sạch 159 tỷ đồng, với 10 khách hàng tại 4 Chi nhánh (Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kon Tum, Đăk Nông); Cho vay NNCNC đạt 39 tỷ, với 1 khách hàng tại Chi nhánh Quảng Ngãi….

Sau khi có chỉ đạo của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chương trình cho vay khuyến khích phát triển NNCNC, Agribank tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn cho vay khuyến khích phát triển NNCNC, NN sạch triển khai trên phạm vi toàn quốc.

Đầu tư NNCNC được giảm lãi suất

“Đối tượng khách hàng vay vốn của chương trình là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại… tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm NN an toàn, quy mô lớn. Trong đó, khách hàng thực hiện 1 trong 3 khâu (cung ứng vật tư đầu vào hoặc sản xuất hoặc tiêu thụ) với lãi suất cho vay giảm từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay đối với lĩnh vực NNNT theo quy định hiện hành của Agribank.

img

Vốn Agribank đã giúp nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân, trang trại, đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa,... có điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất.

Bên cạnh việc được hưởng lãi suất cho vay ưu đãi, khách hàng vay vốn chương trình này được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank và giảm 50% mức phí chuyển tiền ngoài hệ thống. Đến 30.4.2018, tổng dư nợ của Agribank cho vay  lĩnh vực này đạt 5.108 tỷ đồng, có 3.096 khách hàng trong đó có 80 khách hàng doanh nghiệp dư nợ 4.433 tỷ đồng …”  - ông Dũng chia sẻ.

Đến 31.5.2018, tổng dư nợ đạt 198 tỷ đồng, trong đó cho vay NN sạch 159 tỷ đồng, với 10 khách hàng tại 4 chi nhánh (Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kon Tum, Đăk Nông); cho vay NNCNC đạt 39 tỷ đồng, với 1 khách hàng tại Chi nhánh Quảng Ngãi…

img

Nhiều dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã vay vốn Agribank Đà Nẵng, đang phát huy hiệu quả lớn.

Tuy vậy, theo Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, đầu tư trong lĩnh vực NNNT có những thách thức không nhỏ, bởi đây là lĩnh vực có chi phí hoạt động cao do số lượng món vay nhỏ và địa bàn rộng, rủi ro lớn bởi thiên tai,… Bên cạnh đó, công tác triển khai chương trình tín dụng NNCNC, NN sạch gặp nhiều khó khăn xuất phát từ việc khó đáp ứng tiêu chí về NNCNC, NN sạch theo quy định tại Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14.3.2017.

Các sản phẩm của dự án NNCNC đa phần là các sản phẩm đặc biệt, mang tính khác biệt so với các sản phẩm nông nghiệp khác trên thị trường, do đó thị trường đầu ra của dự án chưa có nhiều. Hoạt động trong lĩnh vực có chi phí hoạt động cao, lãi suất cho vay thấp theo chính sách ưu đãi lãi suất đã phần nào ảnh hưởng đến năng lực tài chính…

“Bộ NNPTNT cần sớm rà soát, điều chỉnh và công bố quy hoạch đối với các vùng sản xuất NN tập trung, chuyên môn hóa đối với cây trồng vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm phù hợp với lợi thế cạnh tranh và biến đổi khí hậu. UBND cấp tỉnh đẩy nhanh tiến độ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp NNCNC theo quy định tại Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19.4.2018. Tính đến ngày 15.5.2018, mới chỉ có gần 30 doanh nghiệp được Bộ NNPTNT cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp NNCNC, đây cũng là một trong những "nút thắt, rào cản" đối với tín dụng đầu tư cho lĩnh vực này...” - ông Dũng kiến nghị

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem