Thịt bị bơm nước dễ nhiễm khuẩn

Chủ nhật, ngày 01/09/2013 06:10 AM (GMT+7)
Khi bơm nhiều nước thì thịt nhão, tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển, làm phân hủy thịt. Để nhận biết thịt có bị ngâm nước hay không cũng khó, chỉ có thể bằng cảm quan của người tiêu dùng.
Bình luận 0
img

Những con bò được bơm căng nước trước khi mổ nhằm thu lợi vừa được phát hiện ở Đà Nẵng

Khi bơm nhiều nước thì thịt nhão, tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển, làm phân hủy thịt. Quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản thịt tươi sống của người giết mổ, kinh doanh cũng chưa tốt, vì thế, thịt càng dễ bị ôi thiu hơn; đó là chưa kể để việc nguồn nước bơm vào lợn không rõ là sạch hay bẩn. Nếu nguồn nước ở ao thì nguy cơ thịt bị nhiễm khuẩn tiêu chảy Ecoli, nhiễm các chất kim loại nặng là rất lớn. Người ăn thịt nhiễm khuẩn cũng dễ bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm bệnh.

Để nhận biết thịt có bị ngâm nước hay không cũng khó, chỉ có thể bằng cảm quan của người tiêu dùng. Thịt bị bơm nước dưới da cũng sẽ căng mọng, da mềm, nhũn, khi ấn vào có thể thấy chảy nước (đối với thịt gà, thịt vịt nguyên con). Còn thịt bò, thịt lợn bị bơm nước thường nhão, có màu sắc không đều, không tự nhiên. Khi nấu, thịt bơm nước cũng sẽ chảy nhiều nước, thịt ngót hơn so với bình thường.

Các bà nội trợ nên lựa chọn miếng thịt bò có màu đỏ tự nhiên, mỡ màu vàng nhạt, độ đàn hồi tốt (ấn tay vào miếng thịt và bỏ ra thì không để lại vết tay), bề mặt khô, mịn, ráo nước, mùi đặc trưng của thịt bò. Còn thịt bò có màu sậm (nâu đỏ), mỡ vàng đậm hoặc xương có màu vàng (bệnh loét da quăn tai), độ đàn hồi kém, thịt nhão, bề mặt nhớt, mùi hôi là thịt bò kém chất lượng, ôi thiu, bị bơm nước hoặc bị bệnh.
TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) (TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) )
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem