Nhốt mình trong phòng tắm dát vàng 24K là thói quen của Tiến sĩ Yoshiko Nakamatsu, cha đẻ của hơn 3.300 sáng chế. Ông giải thích rằng: “Vàng 24K giúp ngăn chặn sóng radio và tín hiệu truyền hình, những thứ làm ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của con người”.
Benjamin Franklin đã bơi lội hằng ngày trên dòng sông Thames lạnh giá ở London. Đây cũng là thói quen của cựu Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt khi ông thường xuyên tắm trên dòng sông Potomac ở thủ đô Washington vào mùa đông. Các nhà khoa học đã lý giải rằng, nhiệt độ lạnh có khả năng cung cấp cho não bộ 1 nguồn năng lượng dồi dào để suy nghĩ và sáng tạo.
Pythagoras, nhà triết học và nhà toán học nổi tiếng người Hy Lạp cổ đại đã tuyệt thực trong khoảng thời gian 40 ngày. Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng, nhịn ăn khiến kích thích hoạt động của bộ nhớ và sự phát triển của các tế bào não mới. Sự căng thẳng do việc nhịn ăn mang lại cũng làm cho não giải phóng endorphin, dẫn đến cảm giác hạnh phúc và hưng phấn.
Khóc bất cứ khi nào có thể được cho là bí quyết sáng tạo không mệt mỏi của Steve Jobs. Trong nhiều tài liệu ghi lại, ông khóc không ngừng cả khi thất vọng, lạc đường cho đến khi hạnh phúc, vui mừng. Giải thích theo khoa học, khóc làm giảm căng thẳng, giải phóng cảm xúc giúp cân bằng tinh thần, điều chỉnh tâm trạng rất hiệu quả.
Bỏ học giữa chừng như Bill Gates, Mark Zuckerberg và nữ tỷ phú trẻ nhất, Elizabeth Holmes. Điều này không có nghĩa là họ coi thường giáo dục mà vì họ luôn cố gắng tìm kiếm phương pháp học tập cũng như con đường dẫn đến thành công đúng dành riêng cho mình.
Để cho trí tưởng tượng thoải mái bay bổng giống như JK Rowling tác giả của bộ truyện Harry Potter trị giá tỉ đô. Ý tưởng của bộ truyện này nảy sinh khi cô đi tàu và thay vì viết ngay nó ra giấy, Rowling đã để mặc cho trí tưởng tượng của mình cùng các nhân vật được tự do phát triển.
Thích đo đạc, đoán trọng lượng, kích thước của mọi vật, mọi người là thói quen của Shigeru Miyamoto, người đã sáng tạo ra các trò chơi kinh điển như Donkey Kong và Mario. Thói quen này của Miyamoto chứng tỏ mong muốn được tìm hiểu với mọi thứ xung quanh mình để có nhận thức chính xác và toàn diện nhất.
Nikola Tesla kích thích tế bào não bằng bài tập dành riêng cho ngón chân. Telsa nổi tiếng là người đã phát minh ra dòng điện xoay chiều cùng hơn 100 bằng sáng chế vật lý có giá trị. Ông có thói quen massage các ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái vào mỗi tối. Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh các ngón chân có tác dụng kích thích tế bào não nhưng nhiều nhà khoa học tin rằng, cọ xát ngón chân cái thường xuyên có tác dụng tăng cường sự tập trung.
Thiên tài soạn nhạc Mozart là người thực hiện mọi việc theo thời gian biểu 1 cách rất nghiêm túc: thời gian sáng tác, học tập, trò chuyện với bạn bè và ngủ đủ giấc. Việc tạo lập các thói quen tuân thủ theo trình tự giúp bạn trỏe nên thông minh và tiếp thu được nhiều kiến thức hơn.
Thomas Edison thay đổi hoàn toàn quan điểm về thất bại. Nhiều người tự hỏi rằng thế giới sẽ ra sao nếu không có những phát minh đột phá của thiên tài vĩ đại bậc nhất trong lịch sử này. Sau hơn 10.000 lần thử nghiệm thì phát minh bóng đèn của ông mới cháy sáng, và ông đã trả lời rằng: “Tôi không thất bại, chỉ là tôi đã tìm ra 10.000 cách để bóng đèn không phát sáng”. Chính nhờ thói quen không sợ thất bại, không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng đã giúp Thomas Edison thành công.
Mark Zuckerberg hạn chế tối đa việc phải lựa chọn hằng ngày. Nếu theo dõi ông chủ Facebook, trang mạng xã hội có nhiều thành viên nhất trên thế giới bạn sẽ thấy một trong những người giàu nhất thế giới này thường xuyên mặc áo phông màu xám. Lý do là Mark có thói quen đơn giản hóa cuộc sống bằng việc tiết kiệm thời gian dành cho những việc nhỏ nhặt như phải lựa chọn mặc gì hằng ngày.
Leonardo Da Vinci luôn tò mò như 1 đứa trẻ. Thói quen tìm hiểu về mọi thứ của ông dường như không có giới hạn. Bởi vậy, ông được biết như 1 đại thiên tài ở nhiều lĩnh vực: hội họa, cơ khí, khoa học và giải phẫu học.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.