Thông tin cá nhân bị rao bán như hàng hóa

Thứ sáu, ngày 06/01/2012 15:01 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Từ tháng 1.2011, qua khai thác, xác minh, Cục A87 đã phát hiện một số website có hoạt động mua bán trái phép thông tin cá nhân, có dấu hiệu vi phạm hình sự.
Bình luận 0

Ngày 5.1, Cục An ninh Thông tin - Truyền thông (A87) thuộc Tổng cục An ninh II, Bộ Công an cho biết, cơ quan này đang cùng với Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM điều tra làm rõ về hành vi mua bán trái phép thông tin cá nhân của người khác trên mạng Internet.

Các đối tượng bị điều tra là Dương Hồng Lễ (ngụ quận Tân Phú), Hứa Văn Tuấn (ngụ quận 8) và Lê Minh Trung (ngụ quận Bình Thạnh).

img
Các đối tượng hưởng lợi lớn từ việc bán thông tin cá nhân (ảnh minh họa).

Từ tháng 1.2011, qua khai thác, xác minh, Cục A87 đã phát hiện một số website như: www.danhsachkhachhang.com và www.duonghongle.com có hoạt động mua bán trái phép thông tin cá nhân, có dấu hiệu vi phạm hình sự. Cục A87 đã triệu tập Dương Hồng Lễ đến cơ quan điều tra để làm việc.

Bước đầu, Lễ đã thừa nhận lập các trang web trên nhằm mục đích kinh doanh trên mạng. Hai trang web này được lập từ tháng 10.2010, tất cả thông tin của khách hàng được Dương Hồng Lễ mua từ Lê Minh Trung (chủ trang web www.timkhachhang.com) và Hứa Văn Tuấn (chủ trang web www.datavip24h.com) với giá khoảng 20 triệu đồng.

Từ lời khai của Lễ, Cục A87 đã mời Hứa Văn Tuấn và Lê Minh Trung đến làm việc, cả hai đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Hứa Văn Tuấn khai nhận: Từ năm 2008, trong thời gian làm cho Công ty Chứng khoán Phú Gia, Tuấn thu thập được danh sách 600 khách hàng gửi mua bán bất động sản (có số điện thoại, mã căn hộ, giá bán). Trong thời gian này, qua các mục rao vặt trên Internet, Tuấn đã quen biết và trao đổi danh sách khách hàng với các đối tượng khác...

Đến nay, Tuấn có trong tay hơn 100 danh sách như: Danh sách giám đốc tại Bình Dương, 30.000 thuê bao MobiFone trả sau tại TP.HCM, 65.000 thuê bao Viettel trả sau tại Hà Nội... Các danh sách khách hàng này được rao bán trên trang web www.datavip24h.com và www.datavip24h.net và được Tuấn sử dụng để bán lại cho những người có nhu cầu nhằm thu lợi bất chính.

img
Thông tin khách hàng bị rao bán.

Theo lời khai của Lê Minh Trung, đầu năm 2010, Trung đã mua bán một số danh sách khách hàng trên mạng Internet để phục vụ công việc mời khách đi tham quan du lịch. Thấy việc mua bán thông tin thuận lợi và có nhiều người muốn mua, Trung đã thu thập, phân loại và đăng tải các danh sách khách hàng lên www.timkhachhang.com. Ngoài ra, Trung còn tải và phân loại danh sách các doanh nghiệp, các khách VIP theo từng lĩnh vực, địa phương để rao bán trên mạng cho những người có nhu cầu.

Cơ quan điều tra xác định, 3 đối tượng trên thu lợi bất chính hơn 250 triệu đồng từ hoạt động mua bán trái phép thông tin cá nhân của nhiều người.

Theo Cục A87, những công ty bảo hiểm, ngân hàng, các nhà mạng ĐTDĐ, công ty truyền thông là các đối tượng chính mua các danh sách này để sử dụng trong việc chào mời khách hàng sử dụng dịch vụ kinh doanh. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng không loại trừ khả năng các nhóm tội phạm mua các thông tin cá nhân này để sử dụng trong mục đích phạm tội như: Tống tiền, đe dọa…

Thời gian gần đây, Bộ Công an đã tạm giữ, xử lý đối với nhiều băng nhóm người Trung Hoa nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng công nghệ cao để gọi điện thoại đến nhiều “đại gia” giả mạo là cán bộ công an, Viện KSND, cơ quan tố tụng pháp luật… để lừa đảo, uy hiếp họ chuyển tiền vào tài khoản mà chúng yêu cầu.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem