Thư đồng thời phong kiến có mấy loại và làm những việc gì?

Chủ nhật, ngày 21/01/2024 08:30 AM (GMT+7)
Vào thời phong kiến, những thư đồng không chỉ giúp chạy việc vặt, giúp dọn thư phòng cho các thư sinh mà còn đáp ứng những nhu cầu cá nhân.
Bình luận 0

Trong các bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc, các thư sinh khi lên kinh thành thi cử để ra làm quan thường có một thư đồng đi theo để phụ việc vặt. Những thư đồng này ngoài việc mài mực cho thư sinh còn có nhiệm vụ giúp các công việc vặt trong cuộc sống như giặt giũ, lo cơm nước thậm chí kiêm nhiệm tất cả các nhiệm vụ lớn nhỏ.

Thư đồng thời phong kiến có mấy loại và làm những việc gì?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Theo từ điển tiếng Việt, thư đồng có nghĩa là cậu bé giúp việc trong phòng sách. Tuy nhiên, ở thời phong kiến, ngoài việc giúp đỡ chủ nhân trong việc học, thư đồng còn làm chân chạy vặt, đảm nhận tất cả các công việc để chủ nhân chú tâm vào việc thi cử, đèn sách.

Theo Sohu.com, ở thời phong kiến, những thanh niên nghèo chỉ có một cách duy nhất để thay đổi cuộc đời là miệt mài đèn sách để chờ thời cơ ra kinh thành thi cử để có cơ hội làm quan. Một khi được làm mệnh quan triều đình hay may mắn hơn nếu đỗ Trạng nguyên, sẽ có cơ hội được làm phò mã, một bước nhận được vinh sủng. Vì lý do đó, những thư sinh nghèo đều kiên trì việc đèn sách để mong một ngày đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa.

Để ngăn cản việc các thư sinh bị phụ nữ mê hoặc, các gia đình đều thuê hoặc mua đứt một thư đồng để giúp họ chuyên tâm việc đèn sách, dùi mài kinh sử.

Thư đồng thời phong kiến có mấy loại và làm những việc gì?- Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Thời xưa, thư đồng được phân ra làm 6 loại:

Loại thứ nhất là giúp thư sinh sắp xếp việc nhà. Những thư đồng này tương đương với bảo mẫu hiện tại và người giúp việc riêng trước đây.

Loại thứ hai là thư đồng chuyên giúp thư sinh thu dọn thư phòng, vai trò cao hơn người hầu một chút, những thư đồng này ít nhất phải biết chữ để tránh vứt sổ sách giấy tờ quan trọng.

Loại thứ ba là thư đồng có nhiệm vụ bảo vệ chủ nhân, trách nhiệm này không khỏi khiến người ta nhớ đến rất nhiều thư đồng trông có vẻ lương thiện, kín đáo nhưng thực ra lại là cao thủ với những bí mật ẩn giấu. Đây là thư đồng dành cho những thiếu gia hay con của các thương nhân giàu có muốn con cái đi theo con đường quan lộ.

Loại thứ tư giống như quan hệ công chúng hiện nay, có nhiệm vụ giúp đỡ các thư sinh giải quyết một số vấn đề cá nhân riêng tư.

Loại thứ năm là thư đồng đi cùng các thư sinh, trông có vẻ cao cấp hơn các thư đồng thông thường, cùng học với thư sinh và cùng đó đây để tìm hiểu về nhân tình thế thái.

Loại thứ sáu là để đáp ứng nhu cầu sinh lý của thư sinh vì khi đó các thư sinh được giáo dục nghiêm khắc và không được phép tiếp cận phụ nữ. Tuy nhiên, điều này tới nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi.

Thư đồng thời phong kiến có mấy loại và làm những việc gì?- Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Theo Sohu, hệ thống này phổ biến ở Quảng Đông và Phúc Kiến lân cận. Thời điểm đó, con trai khoảng 16 tuổi thường nhận một người đàn ông lớn tuổi hơn chưa vợ làm anh trai kết nghĩa. Sau một nghi lễ nào đó, hai người ăn ngủ với nhau như vợ chồng cho đến khi người lớn tuổi kết hôn. Một số vẫn duy trì mối quan hệ ngay cả khi một hoặc cả hai người đã kết hôn, thậm chí họ còn yêu nhau ở tuổi ngoài ba mươi. Cha mẹ hai bên cũng coi con trai của nhau như con rể và sẽ chịu một phần chi phí khi con trai bên kia lấy vợ.

Phải đến cuối thời nhà Thanh sụp đổ, những hình thức hôn nhân như “tình anh em” mới dần biến mất khỏi tầm mắt của chế độ xã hội.



Hà My (Theo Hội Nhập)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem