“Lạng Phong là một xã nghèo thuần nông, việc thay đổi nhận thức sản xuất của người dân đã khó, việc đưa vào áp dụng các mô hình kinh tế mới còn khó hơn nhiều, nếu bản thân những cán bộ Hội ND như mình không dấn thân đi đầu” – anh Trưởng tâm sự.
Anh Lê Văn Trưởng (trái) cho cá ăn trong trang trại của gia đình. Ảnh: T.Q
Được hội viên tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội ND xã vào năm 2009. Nhiều người e ngại anh Trưởng trẻ quá không gánh vác được công việc. Nhưng anh vẫn mạnh dạn cam kết trước hội viên sẽ đưa phong trao của Hội phát triển. Nói là làm, thấy xã còn nhiều diện tích đất đầm hoang lãng phí, anh Trưởng xung phong đăng ký đấu thầu trên 30 mẫu để cải tạo. Sau 1 năm bám trụ với đầm hoang, anh Trưởng đã có thu nhập ra tấm ra món. Đến nay, vợ chồng anh đã cải tạo được hơn 35 mẫu ruộng. Khu đầm mỗi năm cấy 2 vụ lúa, nuôi 1 vụ cá, giúp gia đình anh “bỏ túi” hàng trăm triệu đồng. Hiện giờ, anh đang sở hữu 3 máy gặt, 3 máy cày, máy gieo sạ…
Vừa phát triển nhanh kinh tế gia đình, anh Trưởng vừa đi vận động bà con trong xã làm theo. Anh Trưởng cho biết: “Mọi việc ban đầu cũng không được suôn sẻ, do địa hình không bằng phẳng nên khi đưa gieo sạ vào lúa bị chết nhiều, ND hoang mang. Đến vụ thứ 2 rút được kinh nghiệm, tôi hướng dẫn bà con làm bài bản, lúa lên đều, đẹp, ai cũng phấn khởi. Từ vụ mùa năm 2014 đến nay, xã đã triển khai được trên 50% diện tích gieo sạ…”.
Năm 2014, Lạng Phong triển khai thành công dồn điển đổi thửa. Một lần nữa, anh Trưởng lại “ghi điểm” trước cấp ủy, chính quyền và bà con ND khi đưa dự án “lúa – cá” vào làm thí điểm với 12 hội viên. Dự án đã thu được kết quả hơn mong đợi. Hiện, dự án đã được nhân rộng lên tới trên 21ha với thêm hàng chục hộ tham gia, mang lại giá trị thu nhập đạt hàng trăm triệu đồng/ha.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.