Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Gần 30 năm làm giàu từ bò sữa
Lớn lên ở vùng đất Củ Chi, sau khi lập gia đình ông Phạm Văn Hùng (xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM) được cha mẹ chia 1ha đất trồng lúa gần sông Sài Gòn. Tuy nhiên, nơi đây thường bị úng ngập do triều cường nên làm ruộng cũng chỉ đủ gạo ăn. Đến năm 1993, thấy nông dân huyện Hóc Môn, Gò Vấp, Củ Chi… có phong trào xóa đói giảm nghèo bằng con bò sữa, ông gom góp được 12 triệu đồng mua một con bò sữa về nuôi.
Nhớ về những ngày đầu lập nghiệp, người đàn ông sinh năm 1964 bồi hồi chia sẻ: "Trước đây, gia đình tôi làm nông nghiệp chủ yếu là trồng cây lúa, do có năng suất thấp nên đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Từ khi nhà nước và Hội Nông dân thành phố phát động phong trào chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tôi đã chọn con bò sữa để làm hướng đi phát triển kinh tế cho gia đình mình".
Lúc đầu chưa có kinh nghiệm, ông gặp rất nhiều khó khăn từ cách phòng bệnh, chữa bệnh, tỷ lệ dinh dưỡng trong thức ăn cho đến khâu vắt sữa… Để vượt qua thách thức, ông đã tìm hiểu kiến thức và đi giao lưu học hỏi những người chăn nuôi giỏi ở Củ Chi, Hóc Môn, Bình Dương, Gò Vấp…
Đến năm 2006, ông được xã Bình Mỹ tạo điều kiện tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa và nhận hỗ trợ vay vốn chương trình 105 với lãi suất thấp. Theo đó, ông đã vay 400 triệu để mua thêm bò, xây dựng chuồng trại, đầu tư máy móc và xây dựng hầm biogas…
Sau gần 28 năm gắn bó với nghề nuôi bò sữa, đến nay đàn bò sữa ông đã phát triển được 40 con, trong đó 25 con vắt sữa, mỗi ngày thu được 300 kg sữa. Từ khâu tắm rửa, cho bò ăn, vệ sinh chuồng trại đều được ông cơ giới hóa, nhất là hệ thống khâu vắt sữa hoàn toàn bằng máy, vừa đảm bảo vệ sinh vừa tăng thêm lượng sữa mà lại tránh được bệnh viêm vú cho bò. Thực hiện bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và cũng để giảm chi phí chất đốt cho gia đình, ông xây dựng hầm chứa phân làm khí biogas 10 m3 và hướng dẫn 10 bà con cùng làm.
Thu mua sữa giúp nông dân làm giàu
Với tốc độ đàn bò sữa trên địa bàn xã tăng nhanh, ông đã chủ động liên hệ với Công ty sữa FrieslandCampina (Hà Lan) để làm điểm thu mua bò sữa tươi của bà con nông dân trong xã cũng như các xã bạn như Hòa Phú, Tân Thạnh Đông, Đông Thạnh (Hóc Môn).
Công ty hỗ trợ ông một số trang thiết bị nâng cấp trại nuôi theo hướng hiện đại, an toàn vệ sinh chăn nuôi và bảo quản sữa trong quá trình thu mua. Hàng ngày thu từ 4 đến 5 tấn sữa tươi, làm điểm thu mua ông vừa có thêm tiền hoa hồng, đồng thời giảm bớt chi phí vận chuyển khi phải đi giao sữa trước đây.
Năm 2012, ông phối hợp cùng Công ty TNHH Đại Thảo Nguyên cung cấp sản phẩm cỏ chất lượng cao đã ủ chua dùng làm thức ăn cho bò sữa cho bà con nông dân, giải quyết được phần nào tình hình thiếu thức ăn xanh hiện nay cho bà con chăn nuôi bò sữa.
Với nhiều nguồn thu từ tiền bán sữa bò, hoa hồng hợp đồng với công ty và dịch vụ thức ăn chăn nuôi, mỗi năm chồng ông bỏ túi không dưới 500 triệu đồng. Vươn lên từ nghèo khó nên khi cuộc sống ổn định, ông không quên giúp đỡ bà con lối xóm và nông dân xã làm giàu.
Theo đó, ông phối hợp cùng Hội Nông dân xã hướng dẫn bà con cách chọn giống, kỹ thuật nuôi, cho mượn vốn, con giống trả chậm trong vòng 1 năm không lãi… Đồng thời, ông cùng các công ty tổ chức các buổi tập huấn nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, phòng chống và điều trị các loại bệnh trên bò sữa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho đàn bò sữa…
Sau nhiều năm thay đổi vật nuôi cây trồng phù hợp để phát triển kinh tế và ứng dụng kiến thức khoa học vào sản xuất, ông Phạm Văn Hùng xây dượng được cơ ngơi khang trang với nguồn thu nhập cao trong xã. Đặc biệt ông được UBND TP vinh danh "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi" từ năm 2017 – 2022. Mới đây nhất, hôm 17/10, ông được trao danh hiệu "Nông dân sản tiêu biểu TP.HCM 2023" với những đóng góp giúp nông dân địa phương làm giàu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.