Thu tiền tỷ từ bảo vệ rừng

Thứ sáu, ngày 20/04/2012 18:48 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Hàng nghìn hộ dân ở 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng đang được hưởng lợi từ Dự án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES). Cũng nhờ đó, tình trạng phá rừng giảm đáng kể.
Bình luận 0

Ngày 10.4.2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 380/QĐ-TTg về việc thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại tỉnh Sơn La và Lâm Đồng, nhằm thực hiện xã hội hóa nghề rừng và bảo vệ hệ sinh thái rừng đầu nguồn, nâng cao chất lượng và đảm bảo nguồn nước cho các thủy điện hoạt động. Sau 4 năm thực hiện, chương trình đã thu được những kết quả khả quan, môi trường rừng ngày càng tốt, hạn chế đáng kể việc chặt phá rừng và đời sống người dân cũng ngày một thay đổi.

img
Người dân nghèo sẽ có thêm thu nhập từ phí chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Ông Lương Thái Hùng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La cho biết: “Từ khi dự án triển khai, Quỹ đã tiếp nhận 113 tỷ đồng thông qua việc thu phí dịch vụ từ các nhà máy thủy điện, nhà máy nước, với mức phí 40 đồng/m3 nước và 20 đồng/kWh điện. Đối tượng được hưởng là những người, nhóm người, tổ chức trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng thuộc phía đầu nguồn sông Đà”.

Ông Quàng Văn An – Trưởng bản Ót Nọi, xã Chiềng Cọ (TP. Sơn La) cho biết: “Bản có 102 hộ/480 nhân khẩu. Cả bản có 251ha rừng, với 53 nhóm hộ và 52 hộ gia đình được hưởng phí DVMTR. Năm 2009, riêng nhóm hộ bảo vệ rừng cộng đồng được 34,9 triệu đồng. Xã Chiềng Cọ là một trong những xã đầu tiên thực hiện thí điểm phí DVMTR, hiện xã có khoảng 2.227ha được chi trả phí, trong đó có 718ha thuộc sở hữu của nhóm hộ, năm 2009 cả xã được chi trả 309 triệu đồng.

Không chỉ xã Chiềng Cọ, mà ở Sơn La có hàng trăm xã được hưởng lợi từ phí này. Ông Tòng Văn Pùa – Phó Chủ tịch UBND xã Nặm Păm (Mường La) cho biết: “Xã có 3.446ha rừng được chi trả phí DVMVR, năm 2009 quỹ đã chi trả cho người dân 282 triệu đồng”.

Tuy nhiên, việc triển khai dự án hiện đang gặp một số vướng mắc. Theo Quyết định 380, từ năm 2008 các nhà máy thủy điện và các công ty cấp nước thuộc các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận và TP. Hồ Chí Minh sẽ phải chi trả phí DVMTR. Và từ 1.1.2011, Chính phủ quy định sẽ thực hiện thu phí DVMTR đối với tất cả các nhà máy sản xuất điện. Ông Phạm Hồng Lượng – Phó Giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam cho hay, hiện các nhà thủy điện của EVN đã nợ người trồng rừng khoảng 550 tỷ đồng, do đó ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch trồng và phát triển rừng của cả nước.

Ông Cao Hải Thanh – Điều phối viên quốc gia Dự án lâm nghiệp của Tổ chức Hướng tới minh bạch thế giới cho rằng: “Khi triển khai dự án chi trả phí DVMTR, EVN hưởng lợi nhiều nhất. Bởi trên thực tế, EVN không mất gì, tiền phí là do người dùng điện trả, trong khi đó họ có rừng, có nước nhiều hơn để sản xuất điện.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem