Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trung tướng Lê Quốc Hùng cho biết, Bộ Công an đã so sánh các tiêu chuẩn, quy chuẩn với các nước tiên tiến và thấy các quy chuẩn phù hợp với điều kiện hiện nay.
Thời gian qua, Bộ Công an thường xuyên rà soát và kiến nghị những nội dung liên quan, tuy nhiên việc giải quyết còn chậm. Có những tiêu chuẩn, quy chuẩn đã lạc hậu, qua nhiều lần kiến nghị nhưng chưa thay đổi. Cho nên, việc áp các quy định, quy chuẩn còn mới này khiến nhiều doanh nghiệp phàn nàn.
"Ví dụ hai tiêu chuẩn TCVN 2622:1995 và TCVN 4513:1988 của Bộ Khoa học - Công nghệ, qua rất nhiều lần kiến nghị nhưng chưa được sửa. Áp các tiêu chuẩn này vào giống trên trời rơi xuống, nên doanh nghiệp kêu", ông Hùng nói.
Thời gian tới, ông Hùng cho biết sẽ tiếp tục rà soát để các quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy phù hợp nhất với điều kiện kinh tế, không trở thành vật cản cho phát triển.
Tuy nhiên, ông cũng khẳng định: Không phải vì phát triển kinh tế mà hạ thấp các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Phải đặt tính mạng và tài sản người dân lên trước hết, cho nên kiên quyết không hạ xuống các tiêu chuẩn cần thiết.
Trước đó, nhiều hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam và các tỉnh gửi văn bản cho Chính phủ, Thủ tướng, Bộ Công an và các bộ kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.
Chính phủ đã ban hành nghị định 136 quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy, có hiệu lực từ ngày 10/1/2021.
Sau khi nghị định ban hành, các doanh nghiệp có nhà máy và kho xây dựng mới, mở rộng ở Việt Nam nhưng không đưa vào hoạt động vì không thể xin được giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy của cơ quan chức năng.
Một bộ phận cán bộ, công chức của TP.HCM sợ trách nhiệm, sợ sai
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi thừa nhận với Thủ tướng có tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức của TP.HCM sợ trách nhiệm, sợ sai, thiếu chủ động, sáng tạo trong thi hành công vụ. Ban Thường vụ Thành ủy TP sẽ có chỉ thị chấn chỉnh tình trạng này.
Nói về tình trạng này, Thứ trưởng Bộ Công an nhìn nhận, thực tế hiện nay, không chỉ ở TP.HCM mà cả nước có tình trạng lo ngại, e dè trong thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.
Đánh giá sâu hơn, Trung tướng Lê Quốc Hùng chỉ ra, đó là tình trạng co cụm, cầu an, thận trọng quá mức trong điều hành, xử lý công việc chung. Có những việc thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng quá thận trọng, không dám quyết nên phải lấy ý kiến rất nhiều cơ quan có chức năng.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đồng tình với nhận định của Chủ tịch UBND TP. Ông Thăng cho biết đây là vấn đề tồn tại rất lớn và đề nghị TP.HCM khẩn trương có chỉ thị để tháo gỡ.
Theo ông Thăng, hiện Chính phủ giao Bộ Nội vụ xây dựng dự thảo nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo. Đây là nghị định rất phức tạp, liên quan đến rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực, các vị trí cán bộ.
Nhìn nhận TP.HCM đang gặp khó khăn trong việc thực hiện chính quyền đô thị, đại diện Bộ Nội vụ chia sẻ, thời gian qua, TP.HCM cũng đã phát sinh một số vướng mắc như đơn vị cấp ngân sách, dự toán ngân sách của quận, phường; tổ chức bộ máy cán bộ, việc phân bổ công chức phường. Theo thống kê, chênh lệch dân số giữa các phường thấp nhất và cao nhất tại TP.HCM lên 103,6 lần. Do đó, đại diện Bộ Nội vụ nhìn nhận cần xem xét lại việc phân bổ nhân sự cho phù hợp với thực tế của các địa phương.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.