Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 31/10, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng có một số chia sẻ xung quanh dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT năm học 2025-2026 đang được lấy ý kiến.
Ông Thưởng khẳng định, tinh thần kỳ thi tuyển sinh vào lớp10 bao gồm 2 môn Toán, Ngữ văn và môn thứ 3 do các sở lựa chọn trong các môn còn lại, có đánh giá bằng điểm số. Nhưng với nguyên tắc hằng năm có thay đổi, để tránh việc học lệch, học tủ.
Theo ông Thưởng, việc lựa chọn môn thi như vậy theo đúng chương trình giáo dục THCS là học cơ bản. Khi các em có đủ năng lực phẩm chất, mới có thể học tập tốt ở môi trường giáo dục cao hơn ở bậc THPT hoặc chuyển sang học nghề.
"Nếu cố định như trước đây, có trường quản lý tốt thì không bị học lệch, nhưng phần lớn tâm lý dẫn tới thi như nào thì chỉ học như vậy" - ông Thưởng nói.
Ông Thưởng nhấn mạnh, mong muốn giữ ổn định 3 môn thi vào 10 của một số địa phương sẽ dẫn tới hệ luỵ. Ông cho rằng: "Sẽ có trường chỉ học trọng tâm 3 môn đó, thế còn những môn khác thì sao? Vấn đề nằm ở đây. Học sinh rất cần kiến thức, cần kỹ năng, cần hiểu biết về lịch sử, về địa lý và những kiến thức khác thì thời gian học ở đâu. Chính vì thế, cần đảm bảo các em phải học bình đẳng như nhau trừ 2 môn khoa học cơ bản và đây là quy chế thực hiện".
Chia sẻ thêm về việc học lệch ở học sinh THCS, ông Thưởng khẳng định thực tiễn qua công tác kiểm tra của bộ, ban, ngành đã thấy có hiện tượng, không chỉ là biểu hiện. Bộ cũng đã có những chấn chỉnh cả về quá trình dạy học để hạn chế tình trạng này.
Theo ông Thưởng, học sinh học đều các môn đúng với chương trình sẽ không cần lo lắng quá nhiều về kỳ thi. Việc chọn 3 môn thi chỉ có tác dụng để đánh giá. Bộ sẽ đảm bảo điều kiện thi cho học sinh, học sinh cũng không cần phải lo lắng về việc phải đi học thêm mới có đủ kiến thức.
"Định hướng của chúng ta phải đảm bảo mục tiêu giáo dục, phải đảm bảo đầu ra của chương trình là đủ phẩm chất và năng lực cho học sinh. Phẩm chất và năng lực phải ở tất cả các môn mới hình thành được, không phải chỉ Văn, Toán, Tiếng Anh" - ông Thưởng nhấn mạnh.
Cuối cùng, Thứ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 có tác động xã hội rất lớn, không có phương án nào đáp ứng hoàn toàn. Nên Bộ sẽ chọn phương án tối ưu, thích hợp và phù hợp nhất để đảm bảo các yếu tố về giáo dục, phẩm chất năng lực của các em học sinh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.