Thủ tướng Ấn Độ nói trước Quốc hội Mỹ, kêu gọi kiềm chế Trung Quốc

Vũ Duy (Theo Sputniknews) Thứ tư, ngày 08/06/2016 14:25 PM (GMT+7)
Thủ tướng Ấn Độ, nhà lãnh đạo từng bị từ chối cấp thị thực vào Mỹ 1 thập niên về trước với cáo buộc liên quan đến thảm sát người Hồi giáo, hiện đang là khách mời danh dự tại Mỹ và sẽ phát biểu trước Quốc hội Mỹ nhằm kêu gọi kiềm chế Trung Quốc.
Bình luận 0

Thủ tướng Narendra Modi sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ trong phiên họp chung vào ngày 8.6 và theo các chuyên gia thì đây sẽ là dịp thuận lợi để ông Modi nêu bật sự thay đổi về biển trong chính sách ngoại giao của New Delhi sau nhiều thập niên không liên kết với Mỹ, theo National Interest.

Chính quyền Obama gần đây đã hậu thuẫn New Delhi như một phần trong chiến lược địa chính trị quan trọng nhằm kiềm chế Bắc Kinh bằng việc phái Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tới Ấn Độ 2 lần gần đây nhằm củng cố và mở rộng liên minh quân sự giữa 2 nước.

Một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, Ashley Tellis, người hiện đang làm việc tại Tổ chức Carnegie Endowmen, gọi chuyến thăm của ông Modi tới Mỹ như một sự thúc đẩy quan hệ của chính quyền Obama lên tầm cao mới kể từ khi ông Obama nhậm chức.

imgThủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Obama hội đàm. 

“Đây là một sự thay đổi lớn khi mà Mỹ hiện đang coi Ấn Độ là một đối tác an ninh lựa chọn trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương,” vị quan chức này nhận định.

Mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn Độ đã rơi vào bế tắc tại một số thời điểm, như sau vụ thử vũ khí hạt nhân Pokhran-II năm 1998, thời kỳ sau cuộc chinh phạt của Mỹ tại Afghanistan để quét sạch các hoạt động khủng bố.

Frank Wisner, đại sứ Mỹ tại Ấn Độ dưới thời cựu Tổng thống Clinton, nhận định: “Đây là một trong các mối quan hệ quốc phòng có tầm quan trọng nhất và có sự chuyển động nhanh nhất trên thế giới. Mỹ quan tâm đến Ấn Độ bởi nước này trang bị vũ khí mạnh mẽ. Ngoài ra, Ấn Độ là một cường quốc đủ mạnh, có tầm quan trọng có thể giúp tái cân bằng quyền lực tại châu Á”.

Tuy nhiên, quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc lại gặp trở ngại trong những năm gần đây vì New Delhi coi việc Trung Quốc đang mở rộng bành trướng tại Biển Đông như một thách thức cho hoạt động thương mại hàng hải của mình. Trong khi đó, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lại cho rằng đang bị thách thức bởi các nỗ lực mạnh mẽ từ phía Mỹ trong việc phát triển các quan hệ liên minh tại khu vực sân sau của Trung Quốc.

Chính sách kiềm chế Trung Quốc của Mỹ xem ra bước sang một kỷ nguyên mới và được đánh dấu vào ngày mai (8.6) với việc ông Modi xuất hiện trước Quốc hội Mỹ nhằm kêu gọi mở rộng hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

Một điều chắc chắn là ông Modi có động thái muốn thay đổi các điều khoản trong các hợp đồng với phía nhà thầu Lockheed Martin và Boeing trong việc theo đuổi kế hoạch chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5 của New Delhi, máy bay F-16V và F/A-18-của nước này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem