Thủ tướng Chính phủ đề nghị đảm bảo việc làm bền vững cho công nhân, lao động

Thùy Anh Thứ ba, ngày 15/06/2021 06:22 AM (GMT+7)
Đây là một trong số những nội dung tại Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động.
Bình luận 0

Số lượng công nhân, lao động có việc làm tăng 26%

Chỉ thị nêu rõ, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo việc làm bền vững, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống của người lao động. 

So với 5 năm trước, số lượng công nhân lao động có việc làm tăng 26%, trong đó việc làm bền vững, thu nhập tăng đều qua các năm; đời sống của công nhân lao động ngày càng được cải thiện... Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ công nhân lao động vẫn chưa có việc làm ổn định, phù hợp; điều kiện làm việc ở nhiều doanh nghiệp và đời sống của công nhân lao động chưa được cải thiện, có nơi còn yếu kém, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid -19.

Thủ tướng yêu cầu sớm ban hành chính sách hỗ trợ khó khăn cho công nhân, doanh nghiệp giữ việc làm, vượt qua đại dịch Covid - 19

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ LĐTBXH khẩn trương hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ khó khăn cho công nhân lao động, doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid -19. Bên cạnh đó phải kịp thời tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm ổn định tình hình lao động, việc làm, duy trì có hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế; chủ động xây dựng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân lao động để hỗ trợ thích ứng, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh thay đổi trong và sau dịch Covid -19.

Đảm bảo việc làm bền vững cho công nhân, lao động là một trong những nội dung được nêu ra tại Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đảm bảo việc làm bền vững cho công nhân, lao động là một trong những nội dung được nêu ra tại Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội - Nguyệt Tạ

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực trên.

Lưu ý nắm bắt các khủng hoảng về lao động, việc làm do tác động của đại dịch Covid -19 để bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động. Tham mưu triển khai giảm giờ làm việc bình thường phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội. Song song với đó tập trung sửa đổi, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của công nhân lao động.

Chỉ thị của Thủ tướng cũng nhấn mạnh Bộ LĐTBXH cần khẩn trương hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ khó khăn cho công nhân lao động, doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19. Đồng thời tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm ổn định tình hình lao động, việc làm, duy trì có hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Hoàn thiện chính sách về thị trường lao động, đảm bảo việc làm 

Chỉ thị 16 của Thủ tướng yêu cầu Bộ LĐTBXH thực hiện gấp một số nhiệm vụ để hoàn thiện chính sách về thị trường lao động. 

Cụ thể là, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực trên, nhất là thực tiễn thực hiện pháp luật tại các khu công nghiệp và khu chế xuất;

Nắm bắt các khủng hoảng về lao động, việc làm do tác động của đại dịch Covid-19 để bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động;

Tham mưu triển khai giảm giờ làm việc bình thường phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Tập trung sửa đổi, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Chỉ thị 16/CT - TTg cũng yêu cầu Bộ LĐTBXH sớm có chính sách hỗ trợ với lao động chịu tác động của dịch Covid -19. ẢNh: ILO

Chỉ thị 16/CT - TTg cũng yêu cầu Bộ LĐTBXH sớm có chính sách hỗ trợ với lao động chịu tác động của dịch Covid -19. ẢNh: ILO

Tập trung tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 176/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả, trong đó chú trọng đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá phát triển thị trường lao động, việc làm và thu nhập;

Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động làm cơ sở cho kết nối cung cầu lao động bảo đảm cung ứng lao động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, kịp thời cung cấp các thông tin về thị trường lao động để hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm cho công nhân lao động theo yêu cầu, đồng thời giúp định hướng đào tạo nhân lực có tay nghề cao trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công nhân lao động.

Đẩy nhanh việc thực hiện các giải pháp đổi mới và phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của công nhân lao động.

Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; gắn kết và huy động doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho công nhân lao động; đồng thời đáp ứng nhu cầu dịch chuyển lao động giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN.

Đồng thời, Chỉ thị cũng yêu cầu Bộ LĐTBXH phải chủ động xây dựng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân lao động để hỗ trợ thích ứng, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh thay đổi trong và sau dịch Covid-19.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem