Về làng bánh đa sắn Hùng Sơn ( Anh Sơn- Nghệ An) những ngày này đâu đâu cũng thấy bà con tất bật, người tráng bánh, người phơi bánh rồi đóng gói bánh. Dưới bàn tay của những người nông dân, món bánh đa hai mặt phủ hạt vừng đen hoà quyện với bột sắn bùi bùi làm nên một món ăn dân giã nhiều người ưa thích.
Hỗn hợp bột sắn sau khi xay cùng với nước tạo thành bột mịn, trắngmuốt, sau đó thêm ít vừng đen, gia vị, trộn lẫn rồi nhào đều. Gia vị được giagiảm tùy vào bí quyết của mỗi nhà nghề.( Ảnh: Mỹ Hà)
Trao đổi với Pv Dân Việt, chị Đinh Thị Hoa( thôn 9 xã Hùng Sơn-Anh Sơn- Nghệ An) cho biết: “Người dân Hùng Sơn làm bánh đa sắn bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Ban đầu nghề làm bánh đa chỉ là một nghề phụ, dần dần được chuyên nghiệp hoá trong nhiều gia đình. Bánh đa sắn là một sản phẩm chứa đựng sự công phu, khéo léo và tinh tế của người dân vùng tả ngạn sông Lam này. Với gia đình tôi, vào thời điểm cận tết này chính là thời điểm thu nhập chính của gia đình. Mỗi ngày, 2 mẹ con tôi tráng được 700- 800 cái thế nhưng vẫn không đủ bán, với giá nhập ngày thường 1.400 đồng/cái, những ngày cận tết 2.000 - 3.000 đồng/cái, sau khi trừ chi phí mỗi ngày cho gia đình chị thu nhập xấy xỷ từ 500.000 - 600.000 đồng”.
Mỗi ngày, 2 mẹ con chị Đinh Thị Hoa thôn 9 xã Hùng Sơn tráng được 600- 800 cái nhưng vẫn không đủ bán, với giá nhập 1.400 - 2.000 đồng/ cái, sau khi trừ chi phí mỗi ngày cho gia đình chị thu nhập xấy xỉ 600.000đồng.( Ảnh: Mỹ Hà)
Để làm nên những chiếc bánh đa sắn đậm đà hương vị quê hương, thoạt nhìn rất đơn giản, nhưng thực ra lại đòi hỏi sự công phu, khéo léo. Nếu như món bánh đa thường thấy được làm từ nguyên liệu bột gạo thì bánh đa của bà con Hùng Sơn ( Anh Sơn- Nghệ An) được làm từ sắn mì loại ngon nhất của người dân tự trồng, sau khi thu hoạch bà con chọn lựa kỹ càng những củ ít xơ, mập, căng tròn đem bóc vỏ rửa thật sạch sẽ, để ráo nước rồi đem xay nhuyễn. Hỗn hợp bột sắn sau khi xay cùng với nước tạo thành bột mịn, trắng muốt sau đó thêm ít vừng đen, gia vị, trộn lẫn rồi nhào đều tay. Gia vị được gia giảm tùy vào bí quyết của mỗi nhà nghề.
Bà Trương Thị Mỳ (thôn 9 xã Hùng Sơn- Anh Nghệ An) chia sẻ: “Nghề làm bánh đa nghĩ là không nặng nhọc nhưng cũng phải thức khuya dậy sớm, từ 3h sáng người làng đã bắt đầu tráng bánh, công việc kéo dài tới quá trưa, ăn trưa lúc 2h chiều là chuyện thường tình. Mỗi ngày, một mình tôi cũng làm được 300 cái, nhiều thì 400- 500 cái. Sau khi trừ chi phí mỗi ngày cũng cho chị thu nhập từ 400- 500 ngàn đồng. Ngày trước ở làng tôi có vài ba người làm loại bánh này thôi, nhưng sau thấy nghề làm bánh này cũng đưa lại thu nhập ổn định cho bà con nên cả làng khôi phục nghề, các tháng trong năm thì trồng sắn, chăm sóc, tới tháng 9 dương lịch là thu hoạch và bắt tay vào làm bánh.”
“ Để có được chiếc bánh thơm ngon thì khâu quan trọng nhất là nêm nếm gia vị cho vừa cho đến khâu tráng bánh, kiểu làm không khác tráng bánh cuốn là mấy, có điều tráng bánh đa phải dầy hơn, độ chín của bánh đa cũng cần phải kỹ càng hơn.” Chị Mỳ chia sẻ thêm.
Nguyên liệu chính làm bánh đa là sắn mì loại ngon, được chọn lựa kỹnhững củ ít xơ, mập, căng tròn rồi xay nhuyễn.( Ảnh: Mỹ Hà)
Hiện nay ở xã Hùng Sơn( Anh Sơn- Nghệ An) có hơn 40 hộ dân ở thôn 6, 8, 9 làm nghề bánh đa sắn, nhiều nhất là ở xóm 9 có hơn 30 hộ theo nghề. Bánh đa sắn Hùng Sơn hiện nay không chỉ được tiêu thụ trên địa bàn Anh Sơn (Nghệ An) mà còn ở khắp nơi trong tỉnh như: Con Cuông, Đô Lương, Nam Đàn và các tỉnh lân cận như Hà Tĩnh, Thanh Hoá. Bánh đa sắn được nhập với giá 1.500 - 2.000 đồng/cái, ngoài bán bánh sống, nhiều hộ dân còn nướng bánh chín để bán với giá 3.000 đồng/cái.
Hiện nay ở xã Hùng Sơn có hơn 40 hộ dân ở thôn 6, 8, 9 làm nghềbánh đa sắn, nhiều nhất là ở xóm 9 có hơn 30 hộ theo nghề.( Ảnh: Mỹ Hà)
Từ củ sắn trong vườn người dân ở các vùng quê như Anh Sơn, Thanh Chương, Đô Lương( Nghệ An) đã chế biến ra những chiếc bánh đa thơm ngon, hấp dẫn, có vị bùi, ngọt, giòn và thơm lừng khiến ta có cảm giác như hương vị quê hương rất gần gũi, thân thuộc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.