Thục Quốc liên tục Bắc phạt đánh Tào, nguyên nhân sâu xa trong đó là gì?

Chủ nhật, ngày 15/08/2021 00:00 AM (GMT+7)
Vào nửa sau của thời kỳ Tam Quốc, chủ yếu là các diễn biến của cuộc chiến giữa Thục Quốc và Ngụy Quốc, trong khi đó, Đông Ngô không có nhiều hành động.
Bình luận 0
Thục Quốc liên tục Bắc phạt đánh Tào, nguyên nhân sâu xa trong đó là gì? - Ảnh 1.

Sau khi Lưu Bị mất, Gia Cát Lượng tập trung binh lực, khởi binh chinh phạt Ngụy Quốc. Ảnh: Sohu

Vào thời điểm sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng nắm quân sự, chính trị và quyền lực, điều khiển nước Thục, đồng thời thực hiện một loạt những cuộc Bắc phạt. Sau khi Gia Cát Lượng mất, Khương Duy lên nắm quyền, càng củng cố binh lực chinh phạt quân Ngụy. Mặc dù vậy, do nhiều yếu tố như hạn chế về hậu cần, cũng như quân Ngụy đã sử dụng địa bàn, lợi thế về quân đông, lương nhiều để kéo dài thời gian, từ đó khiến quân Thục kiệt quệ, phải rút về. Chiến lược này không chỉ nhằm vào Gia Cát Lượng, mà ngay cả khi người kế vị ông là Khương Duy lên nắm quyền, Ngụy cũng áp dụng tương tự.

Vào thời điểm đó, nước Thục có dân số hơn 900.000 người. Sau khi loại trừ phụ nữ, trẻ em và người già, số người có thể được huy động cho chiến tranh là gần một phần năm dân số. Có thể nói, lực lượng này về cơ bản đều là những người mạnh mẽ nhất của nước Thục, và điều đó cũng có nghĩa quân Thục không hề đông đảo, một khi thất bại, nước Thục sẽ không còn sức đối đầu với Ngụy.

Thục Quốc liên tục Bắc phạt đánh Tào, nguyên nhân sâu xa trong đó là gì? - Ảnh 2.

Gia Cát Lượng dành cả cuộc đời cống hiến cho nhà Thục Hán. Ảnh: Sohu

Có rất nhiều lời đồn đoán về lí do Gia Cát Lượng dốc hết sức lực để tiến hành Bắc phạt. Khi ấy, chính quyền Thục phần lớn là từ bên ngoài, không phải do người dân địa phương của Thục thiết lập. Vì vậy, nhiều kẻ sĩ không phục, người dân không muốn Lưu Bị cai trị. Chính vì thế, Gia Cát Lượng đã chinh phục quân Nam Man, đồng thời tiêu diệt một số lực lượng địa phương ẩn náu. Đồng thời, cuộc Bắc chinh là để tập trung tất cả cường giả ở Thục quốc vào tay mình, để cho dù quân địa phương bất mãn cũng không đủ binh lính để nổi dậy.

Tất nhiên, những lý thuyết này chỉ là suy đoán. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận việc nước Thục liên tiếp tiến hành các cuộc chiến tranh chống lại nước Ngụy chính là một nền tảng rất quan trọng. Nếu nước Thục không thành công thì sẽ không còn cơ hội nữa, Ngụy chắc chắn sẽ thâu tóm thiên hạ. 

Cần phải hiểu rằng khi đó, nước Ngô ngăn cách với nước Ngụy bằng một con sông, dân số cùng các điều kiện địa lý thậm chí còn tốt hơn nhiều so với nước Thục, nhưng lại không trực tiếp chiến đấu chống Ngụy, chỉ lo giữ đất đai của mình. Đó là bởi nội bộ nước Ngô không thống nhất, nhiều gia tộc đấu đá nhau, tạo thành hạn chế lớn đối với quyền lực của Tôn Quyền.

Lê Phương (Sohu)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem