Thuế VAT

  • Theo Honda Việt Nam, mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam vẫn còn thấp so với đa số các nước trong khu vực. Nhưng trong khi mức thuế suất GTGT trung bình ở khu vực Châu Á là 8% thì mức thuế GTGT hiện tại của Việt Nam là 10% đã thuộc mức cao.
  • Xung quanh đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các loại hàng hoá, dịch vụ, VCCI đã đặt ra một chuỗi câu hỏi: “Chính sách đó sẽ tác động như thế nào đến ngân sách, làm tăng, giảm nguồn thu như thế nào? Tác động cụ thể như thế nào đến người có thu nhập thấp?”, “Đánh thuế VAT vào chuyển quyền sử dụng đất có tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản hay không?”.
  • “Thuế suất hiện áp dụng cho nhiều sắc thuế ở Việt Nam không phải cao nếu so với chuẩn mực quốc tế hay nhiều quốc gia khác. Nhưng các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được hưởng quá nhiều ưu đãi thuế hay cắt giảm nhiều khoản thuế. Chính phủ cũng không rõ ràng là các doanh nghiệp này được miễn giảm thuế trong bao nhiêu lâu” – ông Eric Sidgwick nói.
  • “Hải Phòng có thể thu được 300 – 400 triệu đồng mỗi chuyến hàng. Điều này có thể có ích cho địa phương, giúp địa phương có thêm tiền đầu tư hạ tầng. Nhưng đằng sau đó là năng lực cạnh tranh của DN giảm sút, số tiền đóng thuế 30 tỷ đồng, thậm chí có thể lớn hơn sau mỗi năm giờ sẽ bị giảm đi” – ông Đậu Anh Tuấn nói.  
  • Đề xuất sửa đổi bổ sung một số điều của 5 luật thuế, do Bộ Tài chính soạn thảo, chưa có đánh giá tổng thể tác động lên đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh. Điển hình, các doanh nghiệp bất động sản và sản xuất kinh doanh nước ngọt, đang lên tiếng than phiền.
  • “Nếu được ban hành, giá cả sản phẩm nước giải khát trên thị trường sẽ tăng khoảng 12%, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, chi phí sản xuất sẽ tăng do mức thuế GTGT áp dụng cho đường. Tất cả các yếu tố này sẽ gây ra hệ lụy: tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng tiêu thụ, giảm doanh thu kéo theo giảm quy mô sản xuất, giảm lao động”, ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch VBA nói.
  • “Lựa chọn tăng thuế GTGT rất nhạy cảm, có tác động xã hội rất lớn. Cần phải có đánh giá tác động kĩ càng. Tăng thuế suất thuế GTGT nên là lựa chọn cuối cùng” – TS. Vũ Đình Ánh nói.
  • Tiến sĩ đến từ Đại học Fulbright Việt Nam nhận định lập luận tăng thuế VAT không tác động nhiều lên người nghèo của Bộ Tài chính là phiến diện.
  • “Tôi cũng chưa cảm thấy thuyết phục trước đề xuất tăng thuế GTGT từ 10% lên 12% đối với nhiều mặt hàng, dịch vụ của Bộ Tài chính. Bộ phải đưa ra nghiên cứu về số học để thấy rằng đời sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi tăng thuế, đặc biệt là với đối tượng thu nhập thấp” - TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.
  • Thông tin mặt hàng phân bón được Bộ Tài Chính dự thảo đưa vào danh mục đối tượng chịu thuế Giá trị gia tăng - tức là sẽ được khấu trừ VAT đầu vào, đã khiến các mã cổ phiếu phân bón đồng loạt tăng mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán hôm nay.