Song song với việc xây dựng nông thôn mới, tỉnh Bắc Ninh đã và đang xây dựng Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020 và lên kế hoạch thực hiện năm 2021.
Xung quanh tiềm năng, hạn chế trong việc sản xuất nông nghiệp và mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp vào các tỉnh vùng Tây Bắc, phóng viên Báo NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Lê Anh Hào - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển Sunny World - một thành viên tham gia đoàn công tác cùng T.Ư Hội NDVN khảo sát nông nghiệp vùng Tây Bắc cuối tháng 2.2019.
322 sản phẩm tham gia OCOP Quảng Ninh đã có mặt tại "Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2019 tại Hà Nội”. Hội chợ chính thức khai mạc tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long (Hà Nội) tối 11/1/2019 và kéo dài đến hết 15/1/2019.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng nếu đẩy mạnh sản xuất, đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao mà không xây dựng được thương hiệu, thì nông sản vẫn tiêu thụ bấp bênh, giá bán vẫn thấp và lợi nhuận của nông dân thấp. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải tự có ý thức xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.
17 năm khai phá, cải tạo đồi hoang, mồ hôi, công sức của lão nông Lò Văn Miên (bản Na Ten, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã được đền đáp bằng những trái ngọt. Hơn 10ha cam, bưởi, ao cá đem lại cho ông hàng tỷ đồng mỗi năm. Thương hiệu “cam, bưởi ông Miên” được người tiêu dùng tại Điện Biên ưa chuộng.
Thay vì làm muối năng suất thấp, giá cả thấp, quá nặng nhọc mà lại khó tiêu thụ, nông dân huyện Cần Giờ được Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng gợi ý là vay 300 - 400 triệu đồng mỗi hộ để xây nhà nuôi yến. Trong tương lai, nghề làm muối ở Cần Giờ cũng cần được chuyển dịch sang các mô hình kinh tế khác đạt hiệu quả cao hơn.
Cùng với sự phát triển của “thương hiệu” du lịch, huyện Bình Liêu đang có một loạt các sản phẩm được du khách ưa chuộng như miến dong, túi thơm, hoa hồi khô... Đó là những kết quả tích cực của việc phát triển chương trình Mỗi làng nghề một sản phẩm (OCOP) gắn với sự phát triển về du lịch; văn hóa; cảnh quan…
Với lợi thế có vùng sản xuất nông nghiệp rộng, thị trường tiêu thụ rộng lớn, Hà Nội đang tập trung vào triển khai tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng liên kết theo chuỗi, bằng cách tạo điều kiện để người nông dân và doanh nghiệp bắt tay với nhau.
Trung tâm Trợ giúp nông dân thuộc Hội Nông dân TP.Hà Nội và UBND phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp “Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn - góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020”.