Thà tiêu huỷ chứ không hạ giá?!
Chuyện tiêu huỷ sản phẩm để tránh hạ giá sản phẩm và bảo vệ thương hiệu không còn là chuyện xa lạ trong giới thời trang. Tuy nhiên, vừa qua khi Burberry bị phanh phui việc đốt hàng tồn kho trị giá gần 40 triệu đô la khiến nhiều người giận giữ. Câu hỏi đặt ra, liệu đây có phải là giải pháp thông minh hay không và việc đó đã tác động, gây sức ép với môi trường như thế nào?
Burberry là một trong những thương hiệu lớn bị chỉ trích vì chính sách tiêu huỷ sản phẩm.
Chắc chẳn giới mộ điệu không còn xa lạ với các thương hiệu đẳng cấp và xa xỉ nhất nhì thế giới như: Chanel, Gucci, Louis Vutton…chỉ dành cho giới thượng lưu và kẻ có tiền. Vì ngay từ khi thành lập, các thương hiệu này đã phân khúc thị trường tầm cao nhằm hướng tới nhóm người giàu trong xã hội. Chính vì thế, chuyện một cái áo, cái quần có giá hàng nghìn, chục nghìn thậm chí hàng trăm nghìn đô la không còn là câu chuyện khó tin.
Tuy nhiên, hiện nay với sức cạnh tranh của nhiều nhãn hiệu, thương hiệu khác… khiến cho việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Theo ước tính hàng năm, số sản phẩm “ế” của các thương hiệu này rất nhiều. Vì sản phẩm được may theo mùa, theo mốt nên việc ước lượng không tốt nhu cầu thị trường vô tình dẫn đến việc tồn kho, đó là điều dễ hiểu.
Nguyên nhân họ làm vậy là để thị trường không ngập trong hàng giảm giá và quan trọng là không muốn sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá rẻ và làm giảm giá trị thương hiệu.
Theo phân tích của giới chuyên gia thì trong dài hạn, việc này giúp đảm bảo tính độc quyền của thương hiệu, hấp dẫn hơn với khách hàng và đảm bảo kênh bán lẻ hiệu quả hơn tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc tiêu huỷ sản phẩm như thế vừa lãng phí, vừa gây ra sức ép lớn với môi trường.
Giải pháp thông minh hơn, vẹn cả đôi đường
Thống kê từ hãng Burberry cho biết giá trị số hàng tồn kho được gửi đến lò đốt tăng từ 26,9 triệu đô la năm 2017 và năm nay là gần 40 triệu đô la. Điều này đã lý giải nguyên nhân doanh số bán hàng ở thị trường Anh và châu Âu bị giảm mạnh. Không phải chỉ Burberry phải hủy hàng tồn kho của mình, các thương hiệu thời trang lớn khác như: Chanel, Louis Vuitton, Dior hay Prada… đều phải áp dụng cách tiêu huỷ này với hàng tồn kho.
Theo chính sách của nhiều thương hiệu lớn, việc sale off sản phẩm sẽ làm giảm đi giá trị thương hiệu.
Hiểu nôm na là thế nhưng khi con số chính xác về giá trị thiệt hại của việc tiêu huỷ sản phẩm được đưa ra, nhiều người vẫn giật mình. Thay vào đó, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu đưa sản phẩm ấy vào tái sử dụng sẽ mang lại một nguồn thu đáng kể. Nhưng bắt buộc phải ghi trên các sản phẩm là "tái sử dụng", nó vừa giảm thiểu tác động môi trường khi không khai thác thêm nguồn nguyên liệu mới vừa thu hồi được tiền từ sản phẩm thải bỏ đó.
Cô Maria Wassell cảm thấy mình như thể đang bị phân biệt đối xử bởi chính thương hiệu mà cô từng tin tưởng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.