Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp chị Huỳnh Thị H, 50 tuổi, làm điều dưỡng hồi sức tại bệnh viện.
Do tính chất công việc, chị H. liên tục phải đứng hầu như suốt thời gian làm việc 8 tiếng/ngày. Cách đây 15 năm, chị bị xuất hiện triệu chứng nhức nhối và đè nặng ở cẳng chân như đeo quả tạ, cảm giác rất khó chịu. Chị đến thăm khám bác sĩ và được điều trị nội khoa, thấy thuyên giảm.
Đau nhức chân lâu ngày không chữa nên bệnh nhân phải phẫu thuật
Cách đây 3 tháng, tình trạng bệnh trở nặng, điều trị thuốc không hiệu quả, chị thường xuyên nhức mỏi, bẻ chân trái về đêm.
Đến thăm khám và thực hiện siêu âm tĩnh mạch, bác sĩ chẩn đoán chị bị suy giãn tĩnh mạch chân trái độ 2.
Trường hợp thứ hai là người bệnh Mai Thị H, 45 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng.
Do buôn bán nên công việc phải đứng rất nhiều. Cách đây 2 năm,chị H. thấy nhức mỏi hai chân nhiều, thường xuyên bị tê buốt lòng bàn chân. Tôi cố gắng đi làm, nhưng mỗi bước đi đều khó chịu. Đến khám bác sĩ gần nhà và được cho thuốc điều trị nhức mỏi xương khớp nhưng tình trạng không thuyên giảm nên tôi quyết định lên BV Đại học Y Dược TP.HCM để khám và điều trị.
Tại BV, bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch hai chân độ 3, tĩnh mạch nông giãn nhiều, sưng chân, siêu âm tĩnh mạch.
Theo ThS BS. Trần Thanh Vỹ - Trưởng khoa Lồng ngực Mạch máu BV ĐHYD cho biết, suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy yếu chức năng dẫn máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch ở chân, gây ứ đọng máu ở vùng thấp của chân và lan lên dần. Hậu quả là gây ra các dấu hiệu như nặng mỏi chân, đau nhức bắp chân, vọp bẻ, nổi gân xanh (tĩnh mạch) ngoằn ngoèo, phù chân, ngứa da,…
Tình trạng ứ đọng này kéo dài qua nhiều tháng, nhiều năm và ngày càng nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó trị như loét chân, tắc mạch, viêm mạch,… nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
BS Vỹ cho biết, bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây đau nhức. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây giãn tĩnh mạch nông, phù chân, loét chân khó lành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm tăng chi phí điều trị.
BS. Trần Thanh Vỹ cũng khuyến cáo, người trẻ không nên chủ quan đối với bệnh giãn tĩnh mạch, cần chủ động phòng tránh bệnh.
Ngoài việc hạn chế đứng, ngồi một chỗ lâu, nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, đi bộ 15 phút mỗi ngày sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch.
Khi có bất cứ triệu chứng nào của bệnh giãn tĩnh mạch như nặng, mỏi chân, tê lòng bàn chân, nổi gân xanh ngoằn ngoèo,… người bệnh nên đến các chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Khi bị thoát vị bẹn, ban đầu người bệnh cảm thấy tức vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên không gây đau…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.