Bãi biển Legzira, Ma-rốc: Những người mê dù lượn, lướt ván và câu cá thường xuyên tới bãi biển Legzira ở ngoại ô thành phố Sidi Ifni. Nơi đây từng nổi tiếng với vòm sa thạch đỏ bắc ngang qua bãi biển, nhưng nó đã sụp đổ vào năm 2016.
Cây thông Jeffery, Mỹ: Cây thông cổ thụ trong vườn quốc gia Yosemite đã chết vào năm 2003. Đây là cây được chụp ảnh nhiều nhất trên thế giới và một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Ansel Adams.
Vòm đá Azure, Malta: Vòm đá từ nhiên hình thành qua hàng nghìn năm trên đảo Gozo, nhưng đó đã sụp đổ vào tháng 3 năm này. Kỳ quan này không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn được lựa chọn làm bối cảnh cho các bộ phim như Game of Thrones.
Biển chết: Nồng độ muối ở Biển chết vẫn rất cao, nhưng mực nước ở đây đang giảm với mức độ báo động. Mực nước trong hồ giảm khoảng 1m/năm trong vài năm gần đây.
Vách đá Hilary Step trên núi Everest, Nepal: Đỉnh núi Everest trở nên dễ chinh phục hơn từ sau tháng 5.2017, khi tảng vách đá thách thức Hilary Step nằm gần đỉnh dường như biển mất trong một trận động đất.
Sông Slim, Canada: Toàn bộ dòng sông tại vùng Yukon đã biến mất trong một đêm vào đầu năm nay. Thủ phạm là nước tan chảy của dòng sông băng Kaskawulsh bất ngờ chuyển hướng sang một con sông khác.
Bãi biển Kaimu, Hawaii: Khoảng 150 ngôi nhà và bãi biển cát đen nổi tiếng Kaimu bị chôn vùi dưới lớp dung nham núi lửa vào đầu những năm 1990. Núi lửa Kilauea vẫn hoạt động cho tới ngày nay và dung nham của nó đã tạo ra khoảng 200ha đất mới cho hòn đảo Big.
Cấu trúc vòm Entrada, Mỹ: Cấu trúc vòm dài 21m trong vườn quốc gia Arches ở bang Utah đã sụp đổ vào tháng 8.2008. Tuy nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên này vẫn thu hút đông du khách nhờ các cấu trúc sa thạch kỳ vĩ khác.
Quần đảo Solomon: Quần đảo ở Thái Bình Dương dần biến mất do ảnh hưởng bởi hiện tượng nước biển dâng. Năm ngoái, 5 trong số hòn đảo thuộc quần đảo này đã bị chìm dưới nước biển.
Tảng băng Larsen C, Nam Cực: Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy tảng băng khổng lồ có diện tích lớn như bang Delaware của Mỹ đã tách khỏi Nam Cực và trôi tự do trên biển Nam Băng Dương.
Đá voi, Canada: Khoảng 200 tấn đá đã rơi xuống từ trên đỉnh khối “Đá voi” nổi tiếng tại New Brunswick vào mùa xuân năm ngoái. Kỳ quan trong vườn quốc gia Hopewell Rocks từng một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn ở Canada.
Cây đường hầm cây tùng, Mỹ: Đường hầm xuyên qua cây tùng 1.000 năm tuổi ở bang California được đào nhân tạo vào cuối thế kỷ 19 để phát triển du lịch, nhưng nó đã bị đổ vào tháng 1.2016.
Vườn quốc Twelve Apostles, Australia: Vườn quốc gia này nổi tiếng với 12 khối đá nhô cao ngoài biển. Nhưng sóng mạnh đã phá hủy 5 khối đá trong số này.
Suối nước nóng Sylvia Flats, New Zealand: Lở đất đã phá hủy vách đá của suối nước nóng tự nhiên nằm dọc sông Lewis. May mắn, những suối nước nóng khác như Maruia Hot Springs đã hình thành mới trong công viên quốc gia Lewis Pass
Ngón tay của Chúa, Tây Ban Nha: Sau 150 năm tồn tại, cột đá El Dedo de Dios (Ngón tay của Chúa”) trên quần đảo Canary đã bị quật đổ trong một trận lốc xoáy.
Cây sồi Basking Ridge, Mỹ: Một trong những cây sồi già nhất ở Bắc Mỹ tại một nghĩa trang ở Basking Ridge, bang New Jersey đã chết năm ngoái. Cây cổ thụ này được 80 năm tuổi vào thời điểm Columbus tới châu Mỹ và từng che bóng cho George Washington ngồi nghỉ trong một chuyến dã ngoại.
Cây Ténéré, Niger: Cây keo duy nhất trên sa mạc Sahara đã trở thành một cột mốc trong những năm 1930, trước khi nó bị một lái xe say xỉn đâm đổ. Ngày nay, một cây kim loại (ảnh) được dựng nên tại vị trí của cây Ténéré.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.