Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
"Bán" nghiên cứu nghĩa là sản phẩm không mang tên mình nữa!
TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - bày tỏ: "Tôi cho rằng cần quan niệm giáo sư là của cả cộng đồng chung chứ không nên nghĩ giáo sư chỉ của một trường này hay một trường kia. Vì điều đó làm hạn chế đi sự đóng góp của người tài", ông Khuyến cho hay.
Về trường hợp của PGS.TS Đinh Công Hướng, TS Khuyến cho rằng ông không đủ căn cứ để kết luận là "bán hay không bán" bài nghiên cứu song ông cho rằng cần phải tách bạch vấn đề.
"Chuyện này cần phân biệt rõ ràng. Hiện những thông tin ban đầu chưa đủ cơ sở để nhận định bán hay không. Dư luận nói PGS.TS Đinh Công Hường "bán" bài nhưng nếu là "bán" thì sản phẩm đó phải không mang tên mình nữa chứ. Tôi cho rằng đây chỉ là dạng nhân sự làm việc tại trường khác. Ở nước ngoài cho là chuyện bình thường", TS Khuyến nói.
Theo ông Khuyến, nếu bài vẫn đứng tên chính tác giả nhưng khác đơn vị công bố, đó có thể là sự cộng tác giữa nhà khoa học với sự hỗ trợ của đơn vị ngoài bởi cơ quan chủ quản không cấp hết được kinh phí để nhà khoa học nghiên cứu.
Ông dẫn chứng việc nhiều giáo sư nước ngoài vào Việt Nam để triển khai nghiên cứu. Tại đây, họ có thể đăng ký tên của trường tại Việt Nam thay vì tên đơn vị họ làm ở nước ngoài.
Việc này cũng tương tự chuyện các nhà khoa học Việt đi làm cộng tác với nước ngoài hoặc đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, sản phẩm sau đó cũng đề tên trường nước ngoài chứ không đề tên đơn vị mình làm việc.
"Về mặt khoa học, tôi cho rằng đây là điều bình thường. Nếu nhà khoa học viết công trình nghiên cứu nhưng để cho người khác đứng tên mới là chuyện khác", ông Khuyến nêu quan điểm.
"Đại học ép quá, thầy giỏi sẽ rời trường"
Nhân câu chuyện của PGS.TS Đinh Công Hướng, dư luận một lần nữa bàn luận về mức thu nhập và thù lao trả chưa tương xứng cho nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
Bình luận trên D â n tr í , TS Quản trị công và chính sách từ trường Quản lý nhà nước Mark O. Hatfield, Đại học Portland State, Mỹ Nguyễn Văn Đáng nêu các chuẩn mực về liêm chính học thuật và nhận định "cho tới nay các thông tin cho thấy, vị PGS.TS này ( PGS.TS Đinh Công Hường ) không "đạo văn".
Ông chỉ có thể đã vi phạm một nguyên tắc là đang làm việc ở đại học này song lại ký hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học với hai đại học khác, và công bố nghiên cứu với tên ngôi trường không phải nơi mình đang làm việc.
TS Nguyễn Văn Đáng lướt qua các trang mạng xã hội của các đồng nghiệp cùng trong giới nghiên cứu khoa học, ông thấy nhiều người bày tỏ sự bất ngờ nhưng cũng rất đồng cảm, chia sẻ với vị PGS.TS.
Các nhà khoa học không "bênh" nhưng cũng không trách cứ thái quá vì họ hiểu nội tình câu chuyện. Đó là sự giằng xé tâm can mà nhiều nhà khoa học đang phải đối diện: áp lực cuộc sống và liêm chính học thuật.
Người đứng đầu một đơn vị thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên cũng chia sẻ mình "bạc tóc" để "giữ chân" nhân tài.
"Tại Thái Nguyên, mức thu nhập của giảng viên thấp, trong khi họ chỉ mất hơn 1 giờ xuống Hà Nội được trả mức lương cao gấp 2-3 lần, thậm chí hơn nhiều lần. Do đó, tôi "bạc đầu" để nghĩ cách mong giảng viên giỏi ở lại giảng dạy", người này nói.
Vị này cũng thẳng thắn chia sẻ, sau khi giảng viên hoàn thành tốt công việc ở đơn vị, ông sẵn sàng tạo điều kiện để họ làm việc với các trường đại học khác kiếm thêm thu nhập.
"Nếu ép quá, họ sẽ rời trường. Vì thế, tôi luôn tạo điều kiện hết mức để mong họ tiếp tục ở lại và cống hiến", vị lãnh đạo cho hay.
Không nên cổ súy cho thành tích "ảo"
Trong một diễn đàn khoa học trên mạng xã hội, nhiều tranh luận được đưa ra xoay quanh chủ đề nhà khoa học tố bán bài nghiên cứu có vi phạm liêm chính học thuật hay không.
Bên cạnh những ý kiến chia sẻ, đồng cảm, có một góc nhìn khác cho rằng không nên xem việc mua bán bài báo khoa học kiểu không ghi tên trường mình công tác mà ghi đơn vị trả tiền là bình thường.
Cần đặt vấn đề đơn vị công bố trong bối cảnh nhiều cơ sở giáo dục đang sử dụng chiêu trò mua bài để nâng xếp hạng đại học, chiêu trò qua mặt kiểm định để đạt "chất lượng quốc tế".
Việc này khiến xã hội không còn biết cái gì là thật, cái gì là ảo; dẫn đến vinh danh tổ chức và cá nhân ngụy tạo "thành tích ảo".
Chuyện "cơm áo gạo tiền" của người làm nghiên cứu rất cần được giải quyết song không thể dùng cách "mua bán", "sang nhượng" công trình nghiên cứu để kiếm tiền, đó là mối nguy hại với cả hệ thống.
Một số người khác bày tỏ quan điểm cần có một cuộc bàn luận nghiêm túc, với những lập luận thuyết phục về liêm chính khoa học để đưa đến thống nhất trong toàn hệ thống.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu làm rõ việc đăng bài với danh nghĩa cơ quan khác
Từ năm 2020, Hội đồng Giáo sư Nhà nước từng gửi yêu cầu tới các hội đồng giáo sư ngành, liên ngành để thực hiện thống nhất cách giải quyết một số vấn đề khi xét công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư.
Trong đó, Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu các hội đồng phải phỏng vấn ứng viên để làm rõ lý do đăng bài với danh nghĩa cơ quan khác với cơ quan mình đang công tác.
Cơ quan báo chí truyền thông cũng phản ánh hiện tượng tạo thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học. Cụ thể, một số trường sẵn sàng trả tiền cho các nhà khoa học để công bố nơi công tác bằng đơn vị của mình.
Đáng nói, có những nhà khoa học chưa từng đến làm việc, nghiên cứu hay hoạt động khoa học tại đơn vị công bố nghiên cứu khoa học.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.