Ngành thương nghiệp có mức tăng 23,1%, ngành dịch vụ tăng 22,2%. Với tốc độ tăng trưởng như trên, cung cầu các hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, đáp ứng đủ các nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư.
Cũng theo Bộ Công Thương, các chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường tại các trung tâm lớn trong thời gian qua tiếp tục được duy trì và mở rộng, tạo thuận lợi cho sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm nguồn cung cho thị trường.
Đáng chú ý, TP.HCM đã có kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường đối với 9 mặt hàng, tổng kinh phí 437,22 tỷ đồng. Hiện hàng bình ổn chiếm 20 - 30% thị phần trên thị trường thành phố với 37 doanh nghiệp tham gia.
Tính đến đầu tháng 9.2011, tại TP.HCM đã có 3.773 điểm bán hàng bình ổn và hơn 200 cửa hàng tiện ích. Ngoài các điểm bán hàng cố định, chương trình còn thực hiện 199 chuyến hàng lưu động tại các vùng sâu, vùng xa.
Hà Nội dành 475 tỷ đồng tạm ứng cho 17 doanh nghiệp để mua tạm trữ 10 nhóm hàng phục vụ công tác bình ổn giá. Tính đến giữa tháng 8, Hà Nội có 561 điểm bán hàng bình ổn, trong đó có 271 điểm bán hàng ở khu vực ngoại thành, tăng gấp 3 lần so với năm 2010.
Đánh giá thị trường hàng hóa các tháng còn lại của năm 2011, Bộ Công Thương cho biết thị trường có thể diễn biến phức tạp, chịu tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó đáng chú ý là áp lực lạm phát với nhóm hàng lương thực, thực phẩm.
Theo Thứ trưởng Lê Dương Quang, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường; chủ động và linh hoạt có các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường nhằm bảo đảm sản xuất, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá, góp phần kiềm chế lạm phát.
Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa...
Ban Thư
Vui lòng nhập nội dung bình luận.