Năm 1990, Vương Thông Nguyên thành lập quán mỳ “Ngưu ba ba”, ông nói: “Trước tiên, bạn phải thích ăn mỳ bò, chỉ khi thích rồi bạn mới có suy nghĩ sẽ làm một bát mỳ thật ngon và tinh tế”. Khi đó mục tiêu của ông Vương là biến quán mỳ của mình thành quán mỳ bò nổi tiếng thế giới, nhưng mới khai trương được 11 ngày, ông đã bị đối tác của mình “bỏ rơi”.
Sau đó, Vương Thông Nguyên buộc phải dừng ước mơ của mình lại, và bắt đầu “điên cuồng” nghiên cứu về mỳ bò. Để nghiên cứu ra một bát mỳ bò, ông đã phải sửa sang lại nhà bếp 4 lần, đồng thời cũng không tiếc tiền mua thịt bò. Vì muốn tìm ra cách giữ được mùi vị của nước dùng bò, ông đã xào thịt bò trên dưới trăm lần, thậm chí lúc đi ngủ cũng nằm mơ thấy mỳ bò… "Không gian đẹp, sạch sẽ thì khách tự nhiên sẽ đến, khi đó, tôi và vợ đã dành ra 2 tiếng đồng hồ chỉ để dọn dẹp một cái nhà vệ sinh, lau chùi đến khi sạch bong sáng bóng mới thôi”, ông Vương nói.
Quán mỳ “Ngưu ba ba” nổi tiếng của ông Vương
“Ngưu ba ba” nhờ vào không gian quán sạch sẽ của mình mà thu hút được rất nhiều khách hàng, công việc kinh doanh cũng dần dần đi vào quỹ đạo. Ở năm thứ 7, một vị khách gợi ý rằng tại sao không có một bát mỳ giá 3000 đài tệ (khoảng 2 triệu VNĐ), vậy là Vương Thông Nguyên nảy ra ý tưởng làm ra những “bát mỳ ngon nhất thế giới”.
Thịt bò trong mỗi bát mỳ đều là thịt được nhập khẩu từ Nhật Bản, Australia, Mỹ, Brazil... 5, 6 loại nước dùng cũng đều được ninh từ các bộ phận khác của con bò. Hơn 20 loại mì, mỏng có, dày có, dẹt có tròn có, tất cả đều được nấu theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.
Thịt bò đều là loại cao cấp nhập khẩu từ nước ngoài
Thực ra, thứ đắt nhất không phải là những lát thịt bò đắt đỏ mà là tinh thần chiến đấu không ngừng nghỉ suốt 28 năm trời để chế ra loại nước dùng hảo hạng nhất cho khách hàng của ông Vương.
Hiện tại, “Ngưu ba ba” chỉ có một cửa tiệm duy nhất tại Đài Loan với 4 bàn ăn, mỗi ngày chỉ tiếp 20 khách, không cần số lượng, chỉ chú trọng đến chất lượng.
“Chúng tôi sẽ không tiếp nhiều khách hơn, khách tăng là tôi tăng giá, thậm chí là chuyển tiệm mỳ đến nơi ít người hơn. Nhiều người cho rằng như vậy không giống đang làm ăn buôn bán nhưng tôi cho rằng, 1 người đầu bếp làm 10 bát mỳ chắc chắc sẽ khác 3 người đầu bếp nấu 1 bát mỳ!”, ông Vương nói.
Quán mỳ chỉ có 4 bàn, mỗi ngày tiếp 20 khách hàng
Mỗi một bát mỳ của “Ngưu ba ba”, đến từng miếng thịt cũng cắt rất đều và đẹp. Mục đích của Vương Thông Nguyên đó là khiến mỗi khách hàng sau khi ăn xong đều nhớ đến “Ngưu ba ba”, chỉ khi khách hàng nghĩ rằng ở đây là ngon nhất họ mới muốn tới lần nữa dù giá cả có “chát” đến đâu.
Ở Việt Nam, thứ phế phẩm này thường bị mọi người vứt đi thì sang Thái Lan lại được làm thành món ăn đặc sản.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.