Việc Mỹ thử nghiệm B61-12 được cho là để đối phó với sức mạnh quân sự của Nga và Trung Quốc.
Trong quá trình thử nghiệm, các máy bay ném bom chiến lược Spirit B-2 đã được sử dụng.
"Hoạt động kiểm tra chuyến bay này chứng minh rằng thiết kế của B61-12 đáp ứng đòi hỏi của hệ thống và cho thấy tiến bộ tiếp theo của chương trình mở rộng thời hạn hoạt động B61-12 theo yêu cầu an ninh quốc gia", nhân viên Cục an ninh hạt nhân quốc gia của Bộ Năng lượng Mỹ Michael Lutton nói.
Cuộc thử nghiệm về việc lắp ráp thử nghiệm thiết bị đã được tiến hành vào ngày 9.6 tại bãi thử nghiệm quân sự ở Nevada dưới do Chỉ huy của phi đội thử nghiệm 419 thuộc căn cứ không quân Edwards chỉ đạo.
Quả bom trọng lực B61 nguyên thủy là xương sống của kho vũ khí hạt nhân của Không quân, cùng với các tên lửa đạn đạo liên lục địa được triển khai từ các silo hoặc tàu ngầm trên mặt đất.
Bom trọng lực hạt nhân B61, được triển khai từ các căn cứ không quân Mỹ và NATO, đã phục vụ trong gần 50 năm qua, biến nó trở thành vũ khí lâu đời nhất và linh hoạt nhất trong kho dự trữ lâu dài của Mỹ
Mỹ dự định triển khai B61-12 tại các căn cứ quân sự ở châu Âu như Đức, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Hà Lan.
B61 của Mỹ.
Trong báo cáo “Đánh giá vị thế hạt nhân” được Bộ Quốc phòng công bố vào tháng 1, Lầu Năm Góc nhấn mạnh nhu cầu hiện đại hóa bộ ba hạt nhân của mình trong bối cảnh các mối đe dọa đến từ các đối thủ như Trung Quốc và Nga.
Báo cáo nói rằng: "Nga và Trung Quốc đang theo đuổi những cách thức và phương pháp bất đối xứng để chống lại các khả năng thông thường của Mỹ, do đó làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và tiềm năng đối đầu quân sự với Mỹ, và các đồng minh của Mỹ.
Hãng tin Anh Express cũng dẫn báo cáo nói rằng: "Nga đã thể hiện sự sẵn sàng sử dụng vũ lực để thay đổi bản đồ của châu Âu và áp đặt ý chí của mình lên các nước láng giềng bằng các đe doạ về vũ khí hạt nhân”.
Bên cạnh việc triển khai B61-12 trên các máy bay ném bom tầm xa như máy bay ném bom Spirit B-2A, Mỹ cũng đang lên kế hoạch chế tạo bom tương thích với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của F-35 Lightning II.
Cựu Tổng thống Barack Obama đã ủy quyền cho chương trình hiện đại hóa hạt nhân trong nhiệm kỳ của mình. Sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sửa đổi nó thành một dự án 30 năm đầy tham vọng, chi phí ít nhất là 1,2 nghìn tỷ USD để hoàn thành. Trong đó, khoảng 800 tỷ USD sẽ được chi cho việc duy trì các lực lượng hạt nhân chiến thuật, trong khi khoảng 400 tỷ USD sẽ được chi cho việc hiện đại hóa chúng.
Cuộc thử nghiệm mới nhất ở Nevada là cuộc thử nghiệm thứ ba trong một loạt các cuộc thử nghiệm sẽ được hoàn thành trong vòng ba năm tới.
Tướng Michael Lutton, Trợ lý chính của NNSA, Phó giám đốc phụ trách ứng dụng quân sự, cho biết: "Những bài kiểm tra trình độ này chứng tỏ thiết kế B61-12 đáp ứng các yêu cầu hệ thống và minh họa tiến độ của chương trình mở rộng tuổi thọ của B61-12 để đáp ứng yêu cầu an ninh quốc gia. “Thành tích cũng là một minh chứng cho sự cống hiến của lực lượng lao động và mối quan hệ đối tác lâu dài giữa NNSA và Không quân Mỹ", Tướng Lutton cho biết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.